-->

Áp lực nợ trái phiếu đến hạn

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang cho thấy có nhiều vấn đề về dòng tiền thì áp lực rất lớn cho doanh nghiệp nhóm này khi thời gian trả nợ vay trái phiếu đến hạn trong quý III/2022.
Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá bấp bênh Bộ Tài chính lo rủi ro khi gần 750.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn
Áp lực nợ trái phiếu đến hạn
Thị trường bất động sản gặp khó khăn về thanh khoản đang tạo áp lực lớn lên dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: B.Chương

Trái phiếu vẫn là kênh huy động vốn lớn

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu quý II/2022 của CTCP Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý II đạt mức 111.814 tỉ đồng, giảm mạnh 43,7% so với cùng kỳ nhưng so với quý I thì giá trị phát hành đã tăng 71,9%. Tuy nhiên, trong quý I/2022, mức tăng trưởng giá trị phát hành đạt tới 96%. Quý II, có tổng cộng 60 doanh nghiệp đã phát hành 111.514 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ, tăng 88,5% so với quý I và giảm 40% so với cùng kỳ. Theo VNDirect, lũy kế 6 tháng đầu năm, nhóm tài chính ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng phát hành lớn nhất, tiếp theo là nhóm bất động sản, nhóm sản xuất và các nhóm khác.

Trong bối cảnh Chính phủ kiểm soát chặt hơn trong việc phát hành TPDN riêng lẻ, nhóm bất động sản có giá trị phát hành giảm mạnh, chiếm tỉ trọng thứ 3 với 11% tổng giá trị phát hành trong quý II, tương đương giá trị 12.248 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất bao gồm CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va 5.774 tỉ đồng, CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc 2.049 tỉ đồng, CTCP Hội An Invest 1.000 tỉ đồng...

Cũng theo báo cáo của VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý III ở mức 64.696 tỉ đồng, tăng 82,7% so với quý trước, tăng 243,8% so với cùng kỳ. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm tỉ trọng đáo hạn lớn nhất khi chiếm 52% tổng giá trị đáo hạn với 33.624 tỉ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn.

Các doanh nghiệp bất động sản có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý III/2022 là Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Mediterranena Revival Villas 7.200 tỉ đồng, CTCP Bông Sen 4.800 tỉ đồng, CTCP Osaka Garden 3.400 tỉ đồng.

Thanh khoản thị trường bất động sản đang suy giảm

Nhìn vào các con số báo cáo về thị trường trái phiếu nói trên có thể thấy kênh TPDN vẫn đang là kênh huy động vốn quan trọng đặc biệt là của doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, điều cần quan tâm hiện nay là thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, sức cầu, thanh khoản dự án đều đang giảm sút, tâm lý của nhà đầu tư dè dặt.

Tuy nhiên, nhìn qua báo cáo tài chính của nhóm ngành doanh nghiệp bất động sản trong quý II thì vấn đề đáng lưu tâm đó là dù doanh thu có khả quan nhưng rất nhiều doanh nghiệp đang gặp vấn đề dòng tiền kinh doanh âm rất lớn nguyên nhân chính do công ty tăng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Đơn cử như "ông lớn" Nhà Khang Điền vừa có Báo cáo tài chính quý II/2022 ghi nhận trong kỳ, tồn kho tăng 56,6% so với đầu năm lên mức hơn 12,1 nghìn tỉ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên mức gần 4.800 tỉ đồng.

Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Nhà Khang Điền ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm hơn 2.000 tỉ đồng, tăng mạnh hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm hơn 22 tỉ đồng và dòng tiền tài chính dương hơn 1.991 tỉ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Con số này cho thấy trong 6 tháng đầu năm, công ty đã tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh chính.

Hay như Công ty CP Địa ốc First Real, trong giai đoạn tài chính 6 tháng kết thúc ngày 31.3.2022, doanh nghiệp này ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 96,18 tỉ đồng, nguyên nhân chính do công ty tăng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho biết, trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố như lạm phát, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại và thanh khoản giảm rõ rệt. Nguồn cung hạn chế làm cho giá nhà bị đẩy lên, vượt quá sức mua của phần lớn người dân. Bên cạnh đó, các kênh huy động vốn yếu và thiếu đã ảnh hưởng nhiều tới thị trường bất động sản Việt Nam.

TS Nguyễn Duy Phương - Giám đốc quỹ đầu tư DG Investment - cho rằng, rào cản lớn nhất đối với việc mua bất động sản là giá cao, tiếp đó là những khó khăn liên quan đến vay mua nhà như lãi suất vay tăng lên và người muốn mua nhà không đủ điều kiện để tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Thị trường bất động sản hai năm vừa qua phát triển rất tích cực, nhưng hiện đã bắt đầu trầm lắng. Nếu không có giải pháp kịp thời, những hệ lụy đến thị trường và tăng trưởng chung của nền kinh tế là rất lớn. Cũng theo ông Phương, Chính phủ cần quan tâm tới việc giảm thiểu rủi ro từ dư nợ trái phiếu bằng cách tạo điều kiện phù hợp để các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng tiếp tục phát hành trái phiếu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu có thái độ ứng xử phù hợp sẽ phát triển rất tốt, tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường.

Theo Bảo Chương/Laodong.vn

https://laodong.vn/bat-dong-san/ap-luc-no-trai-phieu-den-han-1081730.ldo

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động