--> -->

Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá bấp bênh

Ngoài áp lực lạm phát, nền kinh tế Việt Nam đang chịu áp lực khác về suy giảm các kênh đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bất động sản, chứng khoán... Trong đó, thị trường TPDN có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các kênh đầu tư còn lại và nền kinh tế nói chung. Mặc dù thị trường này đang có triển vọng phục hồi nhưng vẫn còn khá bấp bênh.
Không siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp Xuất hiện một số hành vi bất thường, Bộ Tài chính tiếp tục chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp Bộ Tài chính đưa ra 5 "cảnh báo" về những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tiềm ẩn rủi ro từ tốc độ tăng trưởng nhanh

Giữa tháng 7, Bộ Tài chính “sốt ruột” đưa ra “cảnh báo” các nhà đầu tư về các rủi ro khi tham gia thị trường này. Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra là “thời gian qua, thị trường TPDN tăng nhanh, tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường vốn, thị trường trái phiếu nếu không được kiểm soát hiệu quả”.

Sau những hoạt động tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động phát hành TPDN, cung cấp dịch vụ và đầu tư TPDN riêng lẻ, thị trường TPDN các tháng đầu năm 2022 đã có những thay đổi, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã chủ động thực hiện công bố thông tin bất thường hoặc công bố thông tin bổ sung về mục đích và phương án sử dụng vốn trái phiếu.

Khối lượng phát hành cũng giảm dần từ tháng 2 đến tháng 4 và đã tăng trở lại trong thời gian gần đây. Từ tháng 5, khối lượng phát hành tăng trở lại, trong đó, khối lượng phát hành trong tháng 5 là 44,2 nghìn tỷ đồng, khối lượng phát hành tháng 6/2022 khoảng 47,5 nghìn tỷ đồng.

Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá bấp bênh
Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án (ảnh minh họa)

Một trong những lưu ý hàng đầu của Bộ Tài chính đối với nhà đầu tư là TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng. TPDN được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Theo đó, nhà đầu tư mua TPDN cần nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Cùng với đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng có nhiều loại như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư... Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán).

“Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu”, Bộ Tài chính phân tích.

Không có chuyện quản lý mục đích vốn vay

Theo Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, các kênh đầu tư trên đều có sự liên thông, thậm chí ràng buộc với nhau. Trong đó, TPDN có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các kênh đầu tư còn lại và nền kinh tế nói chung.

Sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng của vụ việc xảy ra với trái phiếu của công ty Tân Hoàng Minh, thị trường TPDN đã bước đầu phục hồi. Đây là dấu hiệu tích cực để giảm thiểu rủi ro đầu tư, góp phần phá vỡ tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, tác động mạnh đến nợ xấu và thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Cần đẩy nhanh quá trình phục hồi để TPDN tiếp tục dòng chảy của mình.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa:

Xếp hạng tín nhiệm là cách các cơ quan xếp hạng chuyên nghiệp đánh giá và thẩm định “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp thay cho các nhà đầu tư, bao gồm các chỉ tiêu tài chính (báo cáo, cáo bạch, đòn bẩy tài chính...) và phi tài chính (trình độ học vấn, quản lý của ban lãnh đạo, các cổ đông lớn...).

Theo chúng tôi được biết, các tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc đã sẵn sàng hợp tác để xếp hạng tín nhiệm TPDN của Việt Nam vì họ biết đây là thị trường có tiềm năng phát triển. Ngoài ra, chúng tôi đang đàm phán với một số tập đoàn xếp hạng hàng đầu của Mỹ để hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tư vấn... để tăng uy tín và mức độ tin cậy của bảng xếp hạng tín nhiệm TPDN Việt Nam. Các nhà đầu tư nhìn vào bảng xếp hạng tín nhiệm để “rót” vốn, khắc phục được tình trạng đầu tư theo tin đồn như hiện nay.

“Tôi đặc biệt quan tâm đến thị trường TPDN. 6 tháng đầu năm nay có 12 triệu tỷ đồng vốn của ngân hàng cho nền kinh tế nhưng vốn trung và dài hạn chỉ có 4,5 triệu tỷ và tốc độ tăng trưởng từ 12 - 14%. Con số này ở thị trường TPDN là 1,5 triệu tỷ và tăng trưởng từ 25 - 30%.

Với tốc độ tăng trưởng này, theo tính toán của chúng tôi, sau gần 3 năm, dư nợ vốn trung dài hạn đã có thể tăng gấp đôi và chẳng mấy chốc, TPDN “đuổi kịp” vốn trung dài hạn của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp.

Chưa kể, nếu TPDN phục hồi sẽ giúp thị trường chứng khoán lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, từ đó phát triển tốt hơn và ngược lại. Thị trường bất động sản sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn của TPDN là rất lớn nên “chặn” dòng chảy của TPDN, thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng đóng băng, hệ thống ngân hàng rất khó khăn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Tuy nhiên, thị trường TPDN Việt Nam có đặc thù riêng khiến cho triển vọng phục hồi còn khá bấp bênh. Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, khác với các nước, thị trường TPDN tại Việt Nam có một đặc thù là tỷ lệ TPDN phát hành ra công chúng rất thấp, không đảm bảo minh bạch và rủi ro rất lớn. Hầu hết các công ty phát hành trái phiếu đều chưa được xếp hạng nên rất khó nhận biết về thực trạng tài chính.

Những bất cập trên, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP trên nền tảng thông lệ quốc tế nhằm tạo cho thị trường TPDN dòng chảy bình thường, hạn chế những quy định có tính chất là đòi hỏi phi lý gây khó khăn trong quá trình triển khai.

“Gần đây, chúng tôi có ý kiến mạnh mẽ khi dự thảo sửa đổi Nghị định 153 đưa ra khái niệm quản lý mục đích sử dụng vốn huy động từ TPDN. Kinh nghiệm phát triển thị trường vốn trên thế giới trong hàng trăm năm qua cũng không có chuyện quản lý mục đích vốn vay của tín dụng ngân hàng chứ đừng nói đến TPDN. Không cá nhân, tổ chức nào quản được điều này”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Nghị định 153 việc phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng lên, còn phát hành ra công chúng giảm đi. Vì thế, cần sửa đổi quy định này theo hướng tăng phát hành TPDN ra công chúng để đảm bảo thị trường phát triển trong sự kiểm soát. Đặc biệt, trong mọi trường hợp kể cả phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng đều cần dứt khoát phải được xếp hạng tín nhiệm. Đây là thông lệ quốc tế đã có hàng trăm năm nay mà Việt Nam cần phải học hỏi, tham khảo và áp dụng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Trong thời đại công nghệ số, TV thông minh (Smart TV) trở thành thiết bị giải trí trung tâm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải chiếc TV nào cũng đáng mua, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ. Vì vậy, để chọn được một chiếc TV phù hợp, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố chứ không chỉ chạy theo mức giá hấp dẫn.
Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Từ ngày 12-14/5, Đoàn công tác của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Công đoàn ĐSVN đã đi kiểm tra, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động tuyến đường sắt Vinh - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng
Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Việc công khai, chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết số 66/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2022 - 2025.
Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nhằm đảm bảo thi hành thống nhất, hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND. Trọng tâm là tăng cường nhận thức và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức và người dân.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Sáng 15/5, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương, Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, các diễn giả là đại diện những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin…

Tin khác

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Sáng nay (5/5), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Ngay sau phiên ATO, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm với số mã tăng áp đảo số mã giảm.
Xem thêm
Phiên bản di động