Ăn mày và đức tin
Hiểu, để yêu thương | |
Nước mắt |
Đang đứng ngoài sân tận hưởng gió mát và ngắm cây hoa nhài còn nở vài bông cuối mùa, tôi giật mình bởi tiếng người quen: “Ôi, lâu lắm rồi mới gặp chị…”. Hóa ra là cô em làm cùng cơ quan cũ. “Chị đưa bà đi lễ, chị đứng ngoài này chờ”. Cô em ngạc nhiên hỏi: “Vào chùa mà không lễ, không xin, thì đi làm gì”. “Thì đi chùa vãn cảnh là chính. Thế hôm nay, cô đi xin gì?”.
Ảnh minh họa |
Cô em tong tẩy đi. Cái áo cô mặc mỏng tang bay phấp phới hở cả mảng lưng…Tôi không nén nổi tiếng thở dài… Những việc mà cô vừa cho là “đen đủi” ấy, rõ ràng là không đúng, tất nhiên phải có hệ quả… vậy mà cô ấy nghĩ có thể “xin”, là hóa giải được. Cô em kể vanh vách: “Mấy tháng nay em đen quá. Đầu năm, chồng em lái xe để không đúng chỗ, bị chúng nó đập nát xe, đi sửa tốn hơn trăm triệu. Tháng trước, ông con đi học, đánh nhau với bạn, chẳng may làm gãy tay con người ta phải vào viện, cũng mất vài chục. Tuần trước, em đi cắt mí mắt, mà nó lại làm một bên to một bên bé, giờ cứ phải đeo kính, đợi sửa lại. Đen thế không biết. Hôm nay, đi xin cho mọi việc hanh thông. Nhân tiện, xin luôn cho ông xã năm nay lên phó giám đốc. Thằng cha “phó” sắp về hưu, nhà em phải đấu với hai thằng nữa, tốn kém lắm… Thôi, em vào xin lộc đây…”.
Những tiếng lầm rầm khấn vái phía trong chùa vẫn vọng ra đều đều.
Tôi nhớ ngày bé hay cùng bà lên chùa, thấy ngày ấy người ta đi chùa ít hơn, chủ yếu là thắp hương, chứ không dâng lễ. Có chăng chỉ nải chuối hoặc vài quả cam, quả bưởi dâng, xin lấy lộc. Đi chùa chủ yếu để cầu bình an. Đến chùa để mong thần kinh dịu lại. Không cần gặp ai, chẳng màng học hỏi, chỉ cần ngắm cảnh thanh nhàn u tịch, hít căng lồng ngực không khí trong lành dịu nhẹ hương hoa…
Ngày nay, người ta đi chùa thi nhau dâng lễ tiền triệu, khấn vái, xin xỏ, thậm chí còn cầu cho người mà mình không ưa - gặp đại họa. Rồi người ta chen chúc, giẫm đạp giành nhau đồ lễ. Đồ lễ nay gồm quá nhiều tiền âm phủ, vàng mã, đồ mặn, quăng tiền thật bừa bãi ở gốc cây, tượng Phật, thú đá…
Đức Phật là một bậc giác ngộ, không phải là vị thần có nhiều quyền năng để có thể ban phúc, hay giáng họa bất kỳ ai. Phật chỉ dạy chúng ta về nhân quả, nghĩa là các hành động qua thân, miệng và ý của con người tạo ra.
Vậy mà nhiều người đi lễ chùa không hiểu được đạo lý này, tự biến mình thành “ăn mày” đi tìm sự bố thí từ một thế giới tâm linh mà họ tự dựng lên. Họ tưởng nơi chùa chiền có rất nhiều thứ gọi là “lộc” để họ đến xin.
Phải chăng, “đức tin” lầm lạc đã biến họ thành những kẻ “ăn mày”?!!
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54