Bạn sẽ gặp rắc rối nếu không để ý những điều này khi ăn bánh Trung Thu
Một chiếc bánh trung thu cung cấp năng lượng bằng 3 bát cơm | |
Tết Trung thu "sát nút", thanh kiểm tra ráo riết an toàn thực phẩm |
(Ảnh: Ngọc Huyền/Vietnam+) |
Không nên ăn bánh Trung Thu thay cho bữa sáng
Một số người muốn ăn sáng bằng bánh Trung Thu nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng thói quen này có thể làm tổn thương dạ dày. Bởi bánh Trung Thu chứa hàm lượng cao chất béo và đường nên rất khó tiêu hóa và ăn khi đói sẽ kích thích tiết axít dạ dày, gây ra chứng ợ nóng. Đối với một số người mắc các bệnh về dạ dày có thể xuất hiện các cơn đau.
Không nên ăn bánh Trung Thu sau khi ăn cơm
Sau bữa ăn chính không nên lập tức ăn bánh Trung Thu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn loại bánh này vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn cơm. Bởi khi vừa ăn cơm, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn, nếu lập tức ăn bánh Trung Thu sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
Không nên ăn đêm bằng bánh Trung Thu
Các chuyên gia nói rằng không nên sử dụng bánh Trung Thu như một món ăn đêm bởi loại bánh này khó tiêu hóa, thậm chí có thể còn gây ra các vấn đề về gan và các triệu chứng cấp tính khác như đầy hơi, tức ngực, nôn mửa.
"Cần giữ mình" khi ăn bánh Trung Thu
Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, đường, có thể cung cấp cho cơ thể tới 800 calo đối với loại bánh hai lòng đỏ trứng. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với những người huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường phải hạn chế ăn loại bánh này. Ngoài ra, nếu ăn nhiều bánh Trung Thu quá ngọt sẽ làm tăng tiết axít dạ dày có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Chức năng dạ dày của trẻ em và người già tương đối yếu nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu.
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh nếu ăn quá nhiều bánh Trung Thu cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, bánh Trung Thu không thể thay thế cho các bữa ăn chính.
Nên ăn bánh Trung Thu với gì?
Có thể ăn bánh Trung Thu với các loại quả có vị chua và giàu vitamin C như kiwi, ổi, cam... Những loại quả này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa chất béo dễ dàng hơn.
(Ảnh: Ngọc Huyền/Vietnam+) |
Ngoài ra, loại bánh này còn có thể kết hợp với trà nóng hoặc cốc nước ấm, vừa có thể làm dịu cơn khát vừa có thể loại bỏ các mùi vị lạ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuyệt đối không nên uống đồ uống lạnh khi ăn bánh Trung Thu để tránh gây chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Theo Lan Phương/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47