97% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm xã hội
Đảm bảo quyền lợi của người lao động | |
Nỗi ám ảnh mang tên... người giúp việc |
Cũng trong hội thảo, bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) đã cung cấp thêm nhiều số liệu khác về thực trạng lao động giúp việc gia đình ở nước ta hiện nay như: 19,5% có bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó phần lớn tự mua hoặc thuộc diện Nhà nước chi trả (hộ nghèo, gia đình chính sách); 48,6% có ý định ký kết hợp đồng với gia chủ; 18,6% người có dự định thỏa thuận về BHYT và chỉ 9,3% người có dự định thỏa thuận về BHXH.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, số liệu khảo sát của GFCD còn cho thấy, lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có trình độ học vấn thấp khi 20% dưới tiểu học, 57% học hết cấp 2; 96,8% chưa qua đào tạo nghề. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiểu biết về pháp luật khi có tới 70% lao động tiềm năng chưa biết đến các quy định pháp luật liên quan quyền lợi của người lao động.
Kéo theo đó là tình trạng 89,6% người đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động. Khảo sát cũng đã chỉ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bao gồm: 64,9% người lao động cho rằng việc ký hợp đồng là không cần thiết; 7,2% không biết cần ký hợp đồng; 17,5% làm việc cho người thân/họ hàng, số còn lại sợ mất lòng gia chủ.
Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh để nâng cao điều kiện việc làm cho lao động giúp việc gia đình cần thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng và người lao động. Tiếp đến là đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi định kiến về nghề này. Nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình, cán bộ cơ sở đi vận động từng hộ dân sử dụng lao động ký kết hợp đồng cụ thể, xây dựng và phổ biến rộng rãi các sổ tay kiến thức pháp luật, tờ rơi… tại những địa bàn dự án.
Đồng quan điểm trên, bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho biết, trước đây đã có hành lang pháp lý cụ thể bảo vệ quyền lợi cho những lao động này nhưng khi áp dụng vào thực tế lại chưa đạt được hiệu quả cao. Do đó, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, trung tâm GFCD và Tổ chức lao động Quốc tế đã xây dựng một hợp đồng mẫu trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn của công ước quốc tế, tham khảo khuôn mẫu của các nước liên quan. Hợp đồng tiêu chuẩn này sẽ nêu rõ quyền và trách nhiệm của cả lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, mô tả công việc, điều kiện làm việc; sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm giới và không phân biệt đối xử. Mục đích góp phần nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
Việc làm 29/12/2024 09:38