4 món ăn từ hạt đậu cho người bị tiểu đường
Dùng kháng sinh nhiều tăng nguy cơ tiểu đường | |
Người bị tiểu đường không nên uống nước ép cà rốt |
Hậu quả của bệnh tiểu đường rất nặng nề, là thủ phạm của nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi... Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Với tiểu đường tuýp 2, việc chữa trị thời gian đầu gồm giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục. Khi những phương pháp trên không thể kiểm soát được sự tăng đường huyết nữa, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc. Nếu thuốc vẫn không đáp ứng tốt, phương pháp trị liệu với insulin và loại thuốc tiêm khác sẽ được xem xét tới.
Khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo chất bột đường chiếm 50-60%. Nên chọn loại đường hấp thụ chậm, nhiều xơ như gạo lức, chất đạm chiếm 15%, khoảng 1 g tính trên mỗi kg cân nặng một ngày, mỡ động vật ít dưới 7%.
Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu ván, đậu đỏ... đều có lượng đạm rất cao, giàu vitamn và khoáng chất. Đặc biệt trong đậu tương chứa lượng đạm rất lớn (34%) có tác dụng giúp phòng chống tiểu đường.
Trong thực liệu học cổ truyền, người xưa đã chế nhiều món ngon bổ từ các loại đậu để phòng chống chứng tiêu khát- nay được gọi là bệnh tiểu đường. Dưới đây tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng giới thiệu 4 món ăn từ đậu góp phần phòng chống bệnh đái tháo đường.
Ảnh minh họa |
Món 1: Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g.
Cách chế biến: Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng, đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, cho đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho người bị tiểu đường.
Món 2: Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ.
Chế biến: Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột, thái miếng; cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần.
Công dụng: Thanh nhiệt chỉ khát, làm hạ đường huyết.
Món 3: Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ.
Chế biến: Đậu phụ thái mỏng, nấm rơm rửa sạch; cho dầu lạc (thực vật) vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được; cho đủ gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tỳ dương vị, trừ mỡ, giảm béo, thích hợp cho người bị tiểu đường bị béo phì, tăng huyết áp và bệnh động mạch vàng tim.
Món 4: Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ.
Chế biến: Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch, cắt đoạn; đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày.
Công dụng: Tư âm nhuận táo, ích khí hòa huyết, dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém hay táo bón.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47