-->

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

Cây cọ được người dân Hà Tĩnh trồng ở vùng nông thôn để làm mành chiếu, lá đan nón, lợp mái nhà… từ bao đời nay. Nhưng hiện nay cây cọ được nhiều người biết đến là nhờ quả cọ được giới sành ăn đặt tên "đặc sản" vùng quê. Hiện cây cọ vẫn đang được duy trì, nhưng không còn nhiều ở các địa phương nông thôn.
Ngắm “rừng” bonsai trồng trên thân cây cổ thụ giá gần tỷ đồng ở Hà Nội 10 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả chẳng kém gì thuốc

Nghề nay nuôi cảnh xưa

Hiện, nghề đan tranh (đánh tranh lá cọ - phóng viên) vẫn đang được duy trì, tạo ra công ăn việc làm chủ yếu cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Nghề đan tranh được người dân thôn Tân Đình, xã Lưu Vĩnh Sơn giữ gìn được nghề

Cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chừng khoảng 5km chúng tôi đi ngang qua tuyến đường tránh là đến nhà của ông Nguyễn Hoành Đạt (thuộc xóm Tân Đình xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà). Người đang giữ gìn được nghề xưa là đan tranh bằng lá cọ để lợp mái nhà, chuồng trâu bò… nghề có ở xóm cách đây hơn 50 năm, bắt đầu từ chuyện làng chuyện xã vì nơi đây trước đây là một vựa cọ nổi tiếng của Hà Tĩnh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đạt kể: "Nghề này vốn liếng cao, công việc rất đơn thuần, không đòi hỏi sức lực sự hay khéo léo, trình độ gì hết, ai vụng nhất cũng làm được, rảnh rỗi lúc nào làm lúc ấy.

Để làm ra sản phẩm cánh tranh để lợp mái thì tôi thu mua lá cọ trong dân, và các huyện miền núi như Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… hom tranh thì tận dụng bèn (cuống, cành lá cọ - phóng viên) còn cẩn thận hơn thì mua cây luồng, cây mét ở tận các huyện Anh Sơn, Thanh Chương... Nghệ An về chẻ vót tạo thành hom rồi mới đan kết từng lá cọ lại tạo thành cánh tranh", ông Đạt cho biết thêm.

Được biết, mỗi cánh tranh như thế này bán ra thị trường là 19.000 đồng/cánh, mỗi cánh có 2 hom trên/dưới và được kết lại từ 10 mõ tranh.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Mỗi cánh tranh được bán ra thị trường 19.000 đồng

Người hằng ngày phụ giúp ông Đạt là bà Trần Thu (vợ ông Đạt). Bà Thu cho biết: Về nguyên liệu làm ra cánh tranh chúng tôi đều phải đi mua hết, mua mỗi báp lá tro 10 ngọn từ huyện Vũ Quang về đây có chi phí 15-20.000 đồng. Còn cây luồng mua Nghệ An về mất 45.000 đồng/cây. Mỗi ngày gia đình làm được khoảng 100 cánh tranh, trừ chi phí ra thì mỗi người đạt khoảng 300-400 nghìn đồng.

"Nghề này, trước đây thì rất nhiều người làm vì kinh tế hồi đó nuôi được cả gia đình đó, nhưng nay số lượng cây cọ cũng không nhiều nên tìm nguyên liệu khó khăn. Hơn nữa giới trẻ thì đi làm công ty, xuất khẩu… mấy ai ở nhà đâu chú", bà Hồng, 70 tuổi xóm Tân Đình nói.

Cây cọ được ví “rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Ngoài ra nó còn giúp người dân phát triển kinh tế, giúp người dân có mái nhà ấm cúng, quả cọ nay được du khách xem như món ăn "đặc sản" vùng quê. Nhiều hộ thu nhập tốt từ cây cọ, chỉ tính bán lá cọ và xương cọ, quả cọ mỗi cây to một năm cũng được trên 1 triệu đồng.

Món ăn "đặc sản" vùng quê

Quả cọ nó chỉ lớn vón vén khoảng 2 đầu ngón tay với lớp vỏ sẫm màu, vị đắng chát nhưng khi được chế biến bằng hình thức như om, muối chín nó lại thành món ăn vặt "đưa miệng" khiến người dân từ nông thôn đến thành phố trầm trồ khi cọ vào vụ.

Cứ đến dịp khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch, trên các khu chợ lại nhộn nhịp người mua kẻ bán quả cọ. Vốn là thứ quả quê đặc trưng ở Hà Tĩnh, nay quả cọ được đưa lên phố như Hà Nội, Sài Gòn… trở thành món "đặc sản" được thực khách tìm mua nhiều vì hương vị bùi bùi, lạ miệng.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Quả cọ được người sành ăn đặt món ăn "đặc sản" vùng quê

Vừa dẫn chúng tôi đi hái quả cọ chị Nguyễn Thái Hà (thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết về thời kỳ ra hoa kết trái của loài cây gai gốc đầy mình: "Cọ bắt đầu ra hoa, kết trái vào giữa tháng 7 âm lịch. 3-4 tháng sau là thời điểm quả cọ bắt đầu chín, vỏ màu xanh đậm rồi ngả dần sang xanh da trời. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mùa cọ chín có thể kéo dài tới vài tháng.

Quả cọ hình bầu dục, chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, to hơn thì độ 2 đầu ngón tay. Khi chín, cọ có màu xanh dương thẫm hoặc hơi nâu đen. Cọ sau khi hái về sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Cọ sống khá chát nên người dân thường om hoạc muối (làm chín) để nó mềm hơn, bớt chát và có độ bùi, ngọt, béo ngậy. Tuy nhiên, để làm được mẻ cọ om hoạc muối ngon thì đòi hỏi người làm phải khéo léo, kỳ công.

Cách làm quả cọ om là rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ. Sau đó đổ nước sôi lăn tăn khoảng 85-90 độ C vào thùng hoặc chậu cọ, để tầm 15-20 phút là cọ chín mềm. Nếu cho vào nước quá nóng sẽ làm quả cọ teo lại, ăn cứng và chát. Om lâu quá lại làm cọ mềm nhũn, giảm độ ngon, bùi. Còn cọ muối thì chỉ rửa sạch bọ muối và các gia vị khác vào sao cho vừa rồi lắc đều để sau ít giờ là ăn được", chị Hà cho biết thêm.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

Quả cọ sau khi om chín ăn có vị bùi, thơm, béo...

Cọ thường khoảng 10.000 đồng/kg nhưng cọ nếp ngon thì giá cao hơn khoảng 20-30.000 đồng/kg. Khách cần cọ om chín, mang về chỉ việc ăn ngay thì thêm 5.000 - 10.000 đồng tiền công.Chị Thu Trang quê Nghệ An làm dâu Hà Tĩnh kể lại: Quê mình quả cọ vốn là thức ăn vặt dân dã, nhưng khi mang ra các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn cọ om lại được nhiều người xem như đặc sản. Thấy đồng nghiệp mua làm quà vặt, ăn khen ngon nhiều nên mình nhờ người nhà gửi xuống để bán. Ban đầu chỉ bán thử ít một, nhiều người đặt mua quá nên tăng lượng hơn. Có đợt mình bán được cả tạ cọ, nhiều người còn đặt mình làm chín đóng hộp để làm quà biếu luôn.

Loại quả này còn được chế biến thành món dưa (muối) cọ ngày Tết hay cọ đem ra kho cá, kho thịt rất thơm ngon. Vị bùi ngậy, chan chát của cọ khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi. Ngoài ra ở các địa phương khác quả cọ được dùng làm bánh dày, sau khi om, lớp cùi cọ được bóc ra rồi đem giã nhuyễn thành nguyên liệu làm bánh.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.

Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động