-->

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An

Thịt bò giàng theo đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An có nghĩa là thịt để gác bếp. Bà con ở đây không ai nhớ nguồn gốc của thịt bò giàng có từ khi nào. Họ chỉ biết, món ăn này được tạo ra một cách khá tình cờ khi thịt bò ăn nhiều không hết, người ta nghĩ ra cách treo từng thớ thịt lên trên bếp lửa khỏi bị thối rồi trở thành món ăn độc đáo.
Nghệ An: Làng nghề làm hương thảo mộc vào Xuân Trồng “vàng” cho ngày mai Nghệ An vận động được hơn 121 tỷ đồng ủng hộ người nghèo đón Tết

Bò giàng từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Mỗi khi nhắc đến nó, nhiều người nghĩ đến ngay mảnh đất vùng cao xứ Nghệ. Trong chuyến đi tác nghiệp trên miền Tây Nghệ An vào những ngày cuối năm Tân Sửu, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu về món ăn đặc sản này.

Qua giới thiệu, chúng tôi đến cơ sở sản xuất bò giàng Thảo Đường nổi tiếng ở thị khối Hòa Bắc, trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Vừa bước vào ngõ một mùi hương hấp dẫn cuốn hút người đi đường. Bên trong, dưới khoảnh sân trước nhà bếp được vây quanh bằng tôn, trên lợp tấm nhựa trong suốt để lấy ánh sáng, nhiều dây phơi được mắc song song treo đầy những khúc thịt còn đỏ tươi, phủ lấm tấm những gia vị.

Chủ cơ sở này là bà Trần Thị Thảo, quê ở huyện Yên Thành. Bà Thảo lấy chồng về xã Lượng Minh, huyện Tương Dương từ 30 năm trước. Chồng bà là người dân tộc Thái.

Thời gian về làm dâu, bà Thảo đã được dạy cách làm thịt bò giàng. Từ năm 2000, bà bắt đầu tiến hành sản xuất theo hướng hàng hóa để kinh doanh.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Sau khi chế biến cho ngấm gia vị thịt bò được phơi dưới nắng nhẹ cho khô

Mấy năm gần đây, khi nhu cầu sử dụng bò giàng tăng mạnh, bà Thảo cũng tăng công suất để tạo sản phẩm. Năm trước, sản phầm bò giàng của cơ sở Thảo Đường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Vào ngày thường, mỗi tháng cơ sở Thảo Đường sản xuất và tiêu thụ khoảng 1 tạ rưỡi đến 2 tạ bò giàng. Còn vào tháng giáp Tết, đơn đặt hàng tăng lên, ước tính tháng cuối năm tiêu thụ được khoảng 1 tấn.

Bà Thảo cho biết, để làm bò giàng ngon, phải chọn bò bản địa, thịt bò loại 1. Mỗi con bò cũng chỉ chọn được từ 20-22 kg thịt để làm món đặc sản này. Sau khi mang thịt về, thịt được rửa sạch, cắt thành miếng dài 20-25 cm. Sau đó, thịt được tẩm gia vị và ướp khoảng 3 giờ đồng hồ.

Từng miếng thịt sau đó được buộc dây để phơi dưới nắng nhẹ. Ngày phơi nắng, đêm cho vào khu bếp, củi được đốt bên dưới trong nhiều giờ để hong thịt. Quy trình này kéo dài liên tục trong gần 1 tuần, khi thịt khô cong, có mùi vị thơm ngon thì dừng lại.

Bò giàng sau khi thành phẩm sẽ được bọc bao ni lông, hút chân không và bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn, người ta có thể chế biến đơn giản bằng cách cho vào tấm lá chuối tươi rồi vùi vào tro nóng (theo cách truyền thống của đồng bào vùng cao), nướng bằng bếp ga, cồn hay bằng lò vi sóng hoặc có thể rán bằng dầu, mỡ.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Bà Trần Thị Thảo chọn những miếng thịt bò loại 1 để sản xuất bò giàng

Bà Thảo cũng sắm lò sấy điện để thử nghiệm thay thế bếp củi và phơi nắng, nhưng cách làm này bò giàng không thơm ngon như cách truyền thống của người vùng cao nên bà rất ít khi áp dụng đến nó.

Ngoài sản xuất thịt bò giàng, bà Thảo còn làm thịt lợn giàng, thịt ba chỉ gác bếp, lạp xưởng. Bà Thảo cho biết: “Giá các loại thịt gác bếp vẫn giữ nguyên như mọi năm, lợn giàng 600.000 đồng/kg, ba chỉ gác bếp 400.000 đồng/kg.

Với việc các sản phẩm đã được công nhận 3 sao OCOP, được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và được các siêu thị ký kết bao tiêu sản phẩm đã tạo cơ hội cho đặc sản vùng cao Tương Dương lan tỏa, tiếp cận đông đảo khách hàng nên Tết Nguyên đán năm nay, lượng đơn đặt hàng tăng mạnh.

Cứ khoảng 3 kg thịt bò tươi sẽ cho 1 kg bò giàng khô nên giá bò giàng hiện nay được bán với giá trên dưới 1 triệu đồng/kg”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bò giàng ra đời từ cách bảo quản, dự trữ thịt bò, trâu, lợn chăn nuôi và săn bắn được của người đồng bào vùng cao Nghệ An từ hàng trăm năm nay.

Bên cạnh đó, trong các dịp lễ, Tết và cúng tế, người vùng cao thường mổ thịt trâu, bò, lợn làm thực phẩm. Thịt dư thừa, không có tủ lạnh như ngày nay để bảo quản, người vùng cao đã cắt thịt thành miếng, tẩm ướp gia vị rồi “giàng” trên gác bếp để diệt khuẩn, hong khô, sử dụng lâu dài. Cách bảo quản thịt này vẫn đảm bảo an toàn, thực phẩm rất thơm, ngon.

Bò giàng- đặc sản miền núi Nghệ An
Năm 2021, sản phầm bò giàng của bà Trần Thị Thảo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Ở Nghệ An, bò giàng đã trở thành hàng hóa, đến với người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Hầu hết các huyện vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu Nghệ An đều có các cơ sở, hộ gia đình sản xuất bò giàng để bán ra thị trường.

Từ lâu, bò giàng không còn là một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao mà đã trở thành đặc sản ăn ưa thích của người miền xuôi, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn Khánh, ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An mỗi lần có dịp đi công tác miền Tây Nghệ An đều mua về nhà 1kg bò giàng.

Anh Khánh tỏ ra rất sành về món đặc sản này: “Tôi đã có lần chứng kiến từng công đoạn làm bò giàng của đồng bào Thái rất công phu. Thịt bắp bò tươi, nhỏ thớ được thái thành từng khúc dài cỡ gang tay, ướp với muối, bột ngọt, hạt tiêu, gừng, ngũ vị hương… ướp lâu cho thật thấm.

Từng miếng thịt được xâu vào que tre, treo lên trên bếp lửa. Công đoạn lâu nhất là lúc hong khô thịt, để có được một mẻ bò giàng ra lò, bếp lửa phải đỏ suốt nhiều ngày.

Miếng thịt sau khi chế biến được đập tơi, xé nhỏ rồi bày lên đĩa, rưới một ít chanh tươi, chấm với tương ớt, muối chanh. Thịt bò giàng khi làm khô xong trông xa cứ như miếng rễ cây màu nâu óng, sần sùi, nhưng khi ăn vào lại ngon đến kỳ lạ".

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động