-->

Xứng danh "Thành phố vì hòa bình"

(LĐTĐ) Danh hiệu cao quý “Thành phố vì hoà bình” mà UNESCO trao cho Hà Nội 20 năm trước vừa là động lực, vừa là thách thức để Hà Nội không ngừng phấn đấu nhằm chung tay, góp sức vì một thế giới hòa bình, nền tảng vững chắc cho tương lai.  
xung danh thanh pho vi hoa binh Biểu tượng của khát vọng hòa bình ở Thủ đô
xung danh thanh pho vi hoa binh Tự hào 20 năm Thành phố vì hòa bình
xung danh thanh pho vi hoa binh Khai mạc Hội thảo “Hà Nội - Thành phố vì hoà bình, 20 năm hội nhập và phát triển”

Con người thân thiện, mến khách

Mỗi thành phố có những nét đẹp riêng và những người sống ở đó cảm thấy yêu nó theo cách của riêng mình. Đối với những người con Hà Thành, “Hà Nội – Thành phố vì hoà bình” của 20 năm trước và Hà Nội hiện tại luôn là những hình ảnh đẹp, đáng yêu.

xung danh thanh pho vi hoa binh
Hà Nội long trọng kỷ niệm 20 năm ‘Thành phố vì hòa bình’

Cảm xúc khi nhắc về hai từ “hòa bình” dù trong mỗi chúng ta có khác nhau đến đâu, thì vẫn có điểm chung là niềm hân hoan hạnh phúc, an yên. Hạnh phúc biết nhường nào, khi mỗi sáng thức giấc chúng ta hít thở bầu không khí bình yên và sống trong môi trường hết sức an toàn.

Với du khách nước ngoài, mỗi lần đặt chân đến Hà Nội, khi trở về đều có một ấn tượng riêng, song bất luận thế nào đều có chung ấn tượng về sự thân thiện, nhiệt tình, mến khách của người Hà Nội.

xung danh thanh pho vi hoa binh
Hồ Gươm – “Trái tim” của Thủ đô luôn là địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước

Sébastien Angulo đến từ Pháp và anh đã có hơn 8 năm sinh sống, làm việc tại Hà Nội, khi được hỏi cảm nhận khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, anh cho biết: “Tôi thích tính cách người dân Thủ đô Hà Nội rất dễ gần, thân thiện… chính điều này tạo cảm giác cho tôi như ở đất nước mình vậy. Vì thế tôi đã chọn Hà Nội là nơi gắn bó lâu dài để làm việc. Nói một cách ngắn gọn, sống và làm việc ở Hà Nội khiến tôi cảm giác giống như một gia đình lớn”. Vì yêu mảnh đất này, nên Sébastien Angulo đã lấy vợ người Việt và sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh.

Tương tự, anh Zehan, một doanh nhân người Singapore đã làm việc tại Hà Nội hơn 10 năm cho hay: “Tôi đến sống và làm việc tại Hà Nội hoàn toàn tình cờ. Một người bạn của tôi đến từ Hà Nội và là người học cùng tôi ở Singapore đã rủ tôi kinh doanh tại đây. Ngoài môi trường đầu tư thông thoáng, thành phố năng động, cái thu hút tôi chính là môi trường làm việc ở Hà Nội rất thân thiện, an toàn, con người rất hiếu khách. Đây là những yếu tố không phải thành phố nào trên thế giới cũng có”.

Ẩm thực, du lịch hấp dẫn

Lịch sử, văn hoá nghìn năm văn hiến, trong đó có ẩm thực của người Hà Nội từ lâu đã trở thành nét thu hút rất riêng của Thủ đô. Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có nền ẩm thực tinh tế và phong phú. Chính vì thế, trong chiến lược phát triển của mình, Thành phố luôn xác định ẩm thực là một thế mạnh cần tập trung khai thác và phát triển trở thành sản phẩm du lịch điểm nhấn của Thủ đô.

xung danh thanh pho vi hoa binh
Cột cờ Hà Nội một trong những biểu tượng “Thành phố vì hòa bình”

Điều đó đã được công nhận khi Hà Nội được trang Telegraph (Anh) vinh danh là thành phố ẩm thực hấp dẫn thứ hai thế giới. Còn các món phở, bún chả và bún thang được Tổ chức Kỷ lục châu Á trao bằng Xác nhận Giá trị ẩm thực châu Á. Riêng với kênh CNN chọn phở lọt top 50 món ngon thế giới.

Trước đó, năm 2000, trong chuyến thăm Hà Nội, gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đến ăn phở tại hàng phở Cồ nổi tiếng gần Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhờ tên tuổi của Bill Clinton, quán phở đó trở nên đặc biệt nổi tiếng với tên gọi Phở 2000, với ý nghĩa kỷ niệm chuyến thăm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đầu tiên của một tổng thống Mỹ.

Trải qua 2 thập kỷ từ khi được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Thủ đô Hà Nội không những phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, mà còn trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu.

Hiện Hà Nội có quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô và thành phố trên khắp thế giới, tham gia với trách nhiệm cao tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng như: Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...

Một lần nữa Hà Nội đã khẳng định được danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai, tháng 2/2019. Những nỗ lực của Hà Nội đã ghi dấu vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, món “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam đã trở thành món ăn đặc biệt nổi tiếng trên thế giới. Hay như mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng siêu đầu bếp Anthony Bourdain thưởng thức món bún chả Hà Nội đã làm dậy sóng cộng đồng quốc tế, đưa món ăn tưởng chừng rất dân dã ấy của Việt Nam biết đến trên toàn thế giới. Vậy, tại sao chúng ta chỉ dừng ở một món ăn, một sự kiện và tồn tại một thời gian ngắn?

Bobby Chinn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại châu Âu từng nhìn nhận: “Ẩm thực là cách quảng bá nhanh nhất hình ảnh một đất nước và một nền văn hoá”. Thật vậy, đối với bất kỳ quốc gia, điểm đến nào, bên cạnh vai trò được đánh giá là quan trọng hàng đầu trong việc hấp dẫn du khách, ẩm thực còn được định vị như một thế mạnh đặc trưng riêng, góp phần tạo dấu ấn khác biệt giữa các quốc gia.

Văn hoá ẩm thực không đơn thuần chỉ là một món ăn, thức uống, đáp ứng nhu cầu của thực khách mà còn mang lại giá trị kinh tế khi tạo ra việc làm cho người dân địa phương; và hơn hết là góp phần tích cực giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng trong bản sắc văn hoá dân tộc.

Cùng với ẩm thực những di tích lịch sử của Thủ đô cũng góp phần giúp du lịch Hà Nội ngày càng hấp dẫn du khách. Thời kỳ thuộc địa đã để lại Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng về công năng, như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử, Khách sạn Sofitel Metropole...

Thời kỳ tiếp theo, Hà Nội cũng có thêm các công trình mới. Lăng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, ghi đậm dấu ấn của giai đoạn này. So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam.

Đặc biệt, Hồ Gươm với không gian phố đi bộ cuối tuần thu hút hơn cả. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...

Nhờ có ẩm thực phong phú cùng với những di tích lịch sử văn hoá lâu đời, Hà Nội không chỉ là điểm đến được đông đảo người dân trong nước ưa chuộng mà còn lọt vào nhiều bảng xếp hạng trên thế giới và được báo chí quốc tế bình chọn là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới. Theo kênh CNN, Hà Nội là điểm đến trải nghiệm hàng đầu châu Á 2019.

Trước đó, Hà Nội liên tiếp lọt vào top danh sách điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch thế giới. Chuyên trang du lịch uy tín hàng đầu thế giới TripAdvisor hai năm liền công bố kết quả giải thưởng điểm đến tốt nhất thế giới do độc giả bình chọn trong đó đều có Thủ đô Hà Nội. Hà Nội xếp thứ 12 trong top 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2018 và xếp thứ 15 trong năm 2019.

Xếp hạng những điểm đến hấp dẫn trên thế giới của TripAdvisor được quyết định dựa trên nhận xét và xếp hạng của các du khách về khách sạn, nhà hàng và các trải nghiệm của họ khi du lịch. Trong danh sách năm nay, Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình - đã được vinh danh.

Miêu tả về Hà Nội, TripAdvisor khẳng định, Thủ đô của Việt Nam quyến rũ du khách vì bảo tồn tốt khu phố cổ và kiến trúc thời thuộc địa trong khi vẫn có không gian hợp lý phát triển kiến trúc hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống hồ nước, công viên, đại lộ mát mẻ dưới bóng cây và hơn 600 đền, chùa khiến cho Hà Nội trở nên hấp dẫn hơn đối với du khách. Khách du lịch đến Hà Nội dễ dàng bắt taxi để khám phá thành phố này.

“Sống dậy” không gian nhân văn

Là một con người sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam luôn đau đáu làm những tác phẩm nghệ thuật có dấu ấn về Hà Nội. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn nhận xét: “Hà Nội là thành phố có một lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời.

Đối với tôi, Hà Nội giống như một bảo tàng sống, luôn thay hình đổi dạng qua suốt hành trình biến thiên của thời cuộc. Là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đã trải nghiệm qua những năm tháng bao cấp khốn khó cũng như chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội, vì thế chủ đề “Hà Nội đã thay đổi như thế nào?” luôn trở thành một tâm điểm trong các sáng tác nghệ thuật của tôi”.

Hà Nội là một đô thị lớn với những đô thị nhỏ hơn ở bên trong nó. Nó là những thành phố chồng lấp dần lên nhau qua năm tháng, cái sau che khuất cái trước, che khuất những đô thị đã mất hút trong quá khứ, mất hút vào nỗi nhớ, vào những con đường, con phố, khu chợ... mà người ta đã đổi tên. Những ký ức của đô thị cứ nhạt nhoà dần theo năm tháng, theo những dòng người mới nhập cư không biết mệt mỏi vào thành phố này.

Để tăng sự kết nối “xanh” cho Hà Nội, những không gian công cộng ngày càng đóng vai trò quan trọng đóng góp vào việc tạo dựng, dành lại những không gian “nhân văn” cho đô thị, giúp cho Hà Nội trở thành thành phố đáng sống. Cuộc sống càng công nghiệp hiện đại, xã hội con người càng cần những khoảng lặng để cân bằng và kết nối với cộng đồng.

Một trong các giải pháp tối ưu được các đô thị văn minh trên thế giới áp dụng triệt để đó là tạo ra nhiều khoảng không gian nghệ thuật công cộng để kết nối và chia sẻ ký ức. Các tác phẩm nghệ thuật công cộng sẽ như những chất xúc tác kéo con người hiện đại khỏi cuộc sống bộn bề của thực tại để nhìn ngắm lại những điều thú vị của cuộc sống được ẩn dấu trong nghệ thuật.

Dự án nghệ thuật công cộng trên phố Phùng Hưng do nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn đã làm gần đây cũng là một nỗ lực của anh và các nghệ sĩ và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cố gắng làm sống lại một di tích lịch sử vòm cầu đá dẫn lên cầu Long Biên bằng một dự án nghệ thuật đương đại. Các tác phẩm như những mảnh ký ức tương tác với lịch sử của chính phố Phùng Hưng, chính nơi chốn này cũng như của chính lịch sử khu phố cổ Hà Nội.

Qua 1 năm đi vào hoạt động từ khi ra mắt, hàng triệu lượt khách từ khắp Hà Nội, từ các tỉnh thành khác và các du khách quốc tế đã coi đây như một địa điểm tham quan trải nghiệm không thể thiếu khi đến thăm khu phố cổ Hà Nội. Bằng những dự án nghệ thuật công cộng như thế này, cộng với sáng kiến mở rộng các tuyến Phố đi bộ quanh Hồ Gươm của quận Hoàn Kiếm đã làm “sống dậy” những không gian nhân văn vốn có của Hà Nội, làm cho Hà Nội – Thành phố vì hoà bình ngày càng trở thành một đô thị đáng sống hơn.

Trải qua 2 thập kỷ từ khi được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Thủ đô Hà Nội không những phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, mà còn trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu. Hiện Hà Nội có quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô và thành phố trên khắp thế giới, tham gia với trách nhiệm cao tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng như: Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...

Một lần nữa Hà Nội đã khẳng định được danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai, tháng 2/2019. Những nỗ lực của Hà Nội đã ghi dấu ấn vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô Việt Nam trên trường quốc tế.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động