-->

Xem xét việc cấp giấy chứng nhận cho giống chó bản địa

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào nuôi chó bản địa phát triển góp phần bảo tồn những giống chó quý hiếm của nước nhà. Mới đây, ngày 24, 25/10, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Đánh giá tiêu chuẩn giống cho giống chó cộc đuôi (loại chó mà đồng bào Mông vùng cao Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc thường nuôi) do Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA) tổ chức. Tại sự kiện, hơn 300 con chó cộc đuôi có màu nâu đỏ không được cấp giấy chứng nhận bởi những quy định mới của VKA. Điều này khiến nhiều người đang nuôi chó cộc bức xúc…
“Hành động 3 không” chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Giống chó cổ xưa giá trị

Chó cộc đuôi là một giống chó được nuôi trong bản của các đồng bào dân tộc Mông xưa. Giống chó này được các đồng bào dân tộc rất yêu quý và được coi là một thành viên trong gia đình. Hiện tại chưa có tài liệu nào ghi chép lại giống chó cộc này xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng từ rất xa xưa các gia đình người Mông ở các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam đã nuôi dưỡng giống chó này rồi.

Có thể nói đây là một trong những giống chó cổ xưa nhất của Việt Nam. Khởi nguồn của giống chó này là những chú chó bản địa được nuôi rải rác ở những nơi đông người Mông sinh sống như Lào Cai, Hà Giang… Sau nhiều đời lai tạo tự nhiên với chó sói rừng và qua nhiều thế hệ người Mông nuôi dưỡng thì hình thành giống chó cộc đuôi như hiện tại. Thời điểm đầu, những chú chó cộc được nuôi với mục đích chính là đi săn cùng với người dân trong làng. Sau đó là nuôi để giữ nhà rồi dần dần được đưa về các thành phố lớn và nuôi như thú cảnh trong nhà. Hiện tại thì bạn có thể bắt gặp giống chó cộc này ở bất cứ đâu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo những người nuôi chó cộc: Chó cộc sinh ra ở vùng núi hoang sơ phía Tây Bắc nên có sức đề kháng tự nhiên rất tốt. Chúng có thể thích nghi nhanh với mọi điều kiện khí hậu khác nhau từ những ngày hè nóng bức đến những mùa đông lạnh giá. Đặc biệt, chó cộc phù hợp với người dân thành phố, kể cả những gia đình sống ở các khu chung cư, bởi loại này sạch sẽ, không đi vệ sinh bừa bãi; ít gây ồn ào - chỉ khi nào có người lạ, con chó khác xâm phạm vào nơi ở của gia đình chủ thì loại chó này mới có phản ứng...

Xem xét việc cấp giấy chứng nhận cho giống chó bản địa
Ông Phan Hữu Chính chia sẻ với phóng viên về loại chó cộc

Ông Phan Hữu Chính (ở quận Đống Đa, Hà Nội) là một người rất say mê và nuôi nhiều loại chó, từ chó ta đến các loại chó nhập ngoại đắt tiền. Vài năm trở lại đây, khi biết đến giống chó cộc đuôi ở vùng cao Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc thường nuôi là một trong tứ đại quốc khuyển quý của Việt Nam, ông Chính đã chuyển sang nuôi loại chó này.

Theo ông Chính: Dòng chó cộc có 3 kiểu đuôi là cộc tịt hẳn, cộc đuôi thỏ và cộc lửng. Cộc có đuôi dạng cộc tịt, là loại đuôi cộc bẩm sinh, dài chỉ khoảng 1 cm và chừa ra một phần lông cho có. Tuy vậy, nhưng chó cộc có độ dài đuôi càng ngắn thì giá trị của chúng càng cao. Chó cộc có loại thứ 2 là cộc đuôi thỏ, dạng này có đuôi vểnh lên y hệt như đuôi con thỏ. Loại đuôi cộc này có đuôi dài hơn so với loại thứ nhất, dài khoảng 3 đến 8 cm. Chó cộc lửng, đây là loại chó cộc có độ dài đuôi dài nhất, khoảng hơn 10cm. Chó cộc có 3 màu lông thuần điển hình là màu đen, màu vện hoặc màu hung nâu, đây là những màu được ưa chuộng nhất. Ngoài ra còn một số màu như màu lông trắng hay vàng nhạt tuy nhiên số lượng này không nhiều. Bên cạnh đó còn có loài chó cộc đỏ rất quý hiếm và khó tìm nhất, chúng rất hiếm khi gặp vì sở hữu bộ lông màu đỏ sậm.

“Do sống ở những nơi hoang vắng ít người nên chó cộc vẫn giữ nguyên được bản chất hoang dã của tổ tiên chó rừng. Đến khi đồng bào dân tộc Mông đã tìm ra chúng và đưa về thuần hóa với mục đích chính là để hỗ trợ họ trong việc săn bắt, chăn thả gia súc hay trông giữ nhà cửa, họ nhận thấy loài chó cộc rất thông minh, bởi ngay từ khi sinh ra loại chó này khả năng ghi nhớ cực tốt khiến việc huấn luyện trở nên nhanh và dễ dàng hơn. Nổi trội nhất ở chó cộc chính là khả năng định hướng và ghi nhớ đường rất tốt vì thế nên loại chó cộc luôn là người bạn đồng hành của đồng bào Mông mỗi khi đi vào rừng”, ông Chính cho biết...

Người nuôi chó bản địa lo lắng

Trở lại sự kiện ngày 24-25/10, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Đánh giá tiêu chuẩn giống cho giống chó cộc đuôi do VKA tổ chức, hơn 300 con chó cộc đuôi có màu nâu đỏ đều bị loại bởi những quy định mới của VKA… Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới những người nuôi chó cộc.

Xem xét việc cấp giấy chứng nhận cho giống chó bản địa
Sự kiện Đánh giá tiêu chuẩn giống cho giống chó cộc đuôi do VKA tổ chức

Là một trong những người chơi chó cộc tham dự sự kiện, ông Trịnh Trung Kiên (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Tôi đưa chú chó dòng F3 màu nâu đỏ (bố mẹ con này có giấy chứng nhận nguồn gốc, do VKA cấp) tới sự kiện. Tuy nhiên, con chó của tôi bị loại, không được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc bởi giám khảo đưa ra bảng tiêu chuẩn mới, trong đó có những quy định về sắc tố lông, viền mắt, mũi… Theo bảng tiêu chuẩn mới, thì trên 300 con chó cộc có sắc tố lông màu nâu đỏ, mép, mũi, viền mắt sáng màu đã bị loại.

Điều mà những người nuôi chó cộc bức xúc là VKA thay đổi bảng tiêu chuẩn mà không hề báo trước hay có động thái công bố rộng rãi trên cộng đồng… Ông Nguyễn Tuấn Linh (ở Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Nếu biết được quy định mới về sắc tố của giống chó cộc mà VKA đưa ra trước khi sự kiện diễn ra thì những người nuôi chó bản địa sẽ không mang chó đi tham dự. Đặc biệt, tôi thấy cho rằng, sự kiện được tổ chức có nhiều “sạn”. Cụ thể, khi chó được chấm xong, chúng tôi ra hỏi giám khảo “khác sắc tố màu” là gì thì cách giải thích của giám khảo còn quá chung chung không phân tích rõ được những lỗi loại bỏ; hàng trăm chủ chó nộp phí tham gia sự kiện (từ 750.000 đồng - 1.500.000 đồng) cho ban tổ chức mà không có biên lai thu tiền”.

Về việc cấp giấy chứng nhận cho loại chó cộc hiện nay, ông Nguyễn Hồng Phong (ở Tây Hồ, Hà Nội) đánh giá: Bảng tiêu chuẩn có bổ sung của VKA không dựa trên căn cứ nghiên cứu hay trắc nghiệm trên diện rộng về đặc tính của giống cộc của Việt Nam. Vì vậy để xảy ra tình trạng trên 300 cá thể cộc màu nâu đỏ đều không đạt. Theo tôi, việc quản lý, cấp giấy chứng nhận, chíp về giống chó cộc của VKA còn lỏng lẻo, phần nhiều dựa trên lời khai của nhà nhân giống mà không có bất kỳ hoạt động xác thực hay chế tài để kiểm tra độ trung thực của việc khai báo của chủ chó. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận dễ dãi đã tạo lòng tham cho một số nhà nhân giống, làm chất lượng con giống ngày càng đi xuống; khiến việc bảo tồn chở nên hỗn loạn và có nguy cơ mất đi các đặc điểm tượng trung của dòng chó quý...

Xem xét việc cấp giấy chứng nhận cho giống chó bản địa
Chó cộc nuôi nâu đỏ, loại chó mà đồng bào Mông vùng cao Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc thường nuôi

Thiết nghĩ, để góp phần duy trì loài chó cổ xưa của Việt Nam, đồng thời gây dựng sân chơi chuyên nghiệp cho những người nuôi chó bản địa, VKA cần làm rõ hơn về bảng tiêu chuẩn về dòng chó cộc để mọi người hiểu rõ. Đồng thời quản lý chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận cho từng chú chó cộc.

H.Duy - H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động