Xem xét một số dự án luật và nhóm vấn đề quan trọng
Xem xét, cho ý kiến 4 nhóm vấn đề quan trọng
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp thứ 34 là phiên họp cuối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi tiến hành Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc (ảnh QH) |
Bởi thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến về một số nội dung: Nhóm vấn đề thứ nhất là cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); cho ý kiến về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và cho ý kiến về phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật Tổ chức Quốc hội.
Nhóm vấn đề thứ hai là cho ý kiến về các báo cáo: Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương; việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (vốn ngoài nước) cho tỉnh Hà Tĩnh; việc chuyển nguồn vốn Dự án đóng mới 06 tàu kiểm ngư và Dự án sửa chữa nâng cấp 03 tàu đã qua sử dụng của Nhật Bản viện trợ (thành tàu kiểm ngư) theo Nghị quyết số 72/2014/QH13 của Quốc hội. Xem xét việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và bổ sung danh mục mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Nhóm vấn đề thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính dưới tỉnh thuộc tỉnh Đồng Nai: thị trấn Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất; thị trấn Nhơn Trạch thuộc huyện Nhơn Trạch; 6 phường thuộc thành phố Biên Hoà; việc sử dụng nguồn vốn 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.
Chọn lọc dự án FDI và chống chuyển giá
Ngay sau khi khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải thích rõ về vấn đề chống chuyển giá (ảnh QH) |
Liên quan đến băn khoăn về việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Về chuyển giá năm 2018, đã thanh tra, kiểm tra 95.940 cuộc, xử lý thu về 19.000 tỷ đồng, thực tế đến hết năm thu về 14.740 tỷ đồng. Ngoài ra, xử lý giảm lỗ 40.900 tỷ đồng. Tương tự, năm 2017 xử lý giảm lỗ là 37.000 tỷ đồng. Thực trạng đang như thế, chúng tôi thấy rất nghiêm trọng, nên trong Luật Quản lý thuế cần nêu rõ trách nhiệm các cơ quan trong quản lý FDI, từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất..
Về nguyên nhân thu không đạt dự toán, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích, nguyên nhân đầu tiên là làm dự toán quá cao. Năm 2016, giao tăng 12,2% so với 2015. Trong đó FDI giao tăng 12,8%, trong khi GDP 2016 tăng 6,21%. Năm 2017, giao tăng chung là 18,1%, trong đó khu vực FDI tăng 23,4%, quá cao so với tăng GDP năm 2017 là 6,81%, cộng với khoảng 4% lạm phát, như vậy là cao gấp đôi tốc độ tăng của GDP và lạm phát. Năm 2018, giao dự toán 3 khu vực này là 21,6%, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 13,1%, khu vực FDI là 30,1%, quá cao so với tăng trưởng kinh tế là 7,08% và lạm phát 4%. Về vấn đề này, chúng tôi đã báo cáo Quốc hội, và rút kinh nghiệm trong dự toán 2019. Đã giao hợp lý hơn, đánh giá hợp lý hơn giữa các khu vực kinh tế và các địa phương. Tuy nhiên, chuyển giá là câu chuyện dài, phải đánh giá và có nhiều giải pháp nữa.
Liên quan đến chuyển giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, chuyển giá xảy ra ở 2 khâu, khâu đầu tư ban đầu và ở khâu sản xuất, kinh doanh. Ở khâu đầu tư ban đầu, Luật Đầu tư trước đây có quy định là yêu cầu phải giám định tài sản đầu tư ngay sau khi đầu tư xong để xác định giá trị tài sản chính thức, từ đó mới tính khấu hao và hạch toán thu nhập chịu thuế. "Đã đến lúc không thể để họ tự giác được nữa. Sau khi đánh giá 30 năm FDI, chúng tôi thấy đây vẫn là kẽ hở, khi họ chỉ đầu tư 10 triệu USD nhưng khai 20 triệu USD, thì toàn bộ khấu hao tài sản cố định họ rút ra được hết, làm giảm thu nhập chịu thuế. Đây là hiện tượng lỗ giả, lãi thật, xảy ra rất lâu rồi. Vì vậy, khi sửa Luật Đầu tư tới đây, dự kiến đưa vào điều khoản, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể thuê công ty giám định giám định lại tài sản đầu tư. Để ra cơ chế mở đó để trường hợp nào cần thì áp dụng, bên bị giám định phải trả chi phí giám định. Như vậy mới khắc phục được tình trạng này phần nào. Còn kiểm tra ở khâu sản xuất kinh doanh thì Bộ Tài chính đã làm”- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư cho hay.
Về giải pháp sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đang chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị đề án định hướng lại việc thu hút FDI có chọn lọc trong giai đoạn tới, sau khi tổng kết 30 năm thu hút FDI. Theo đó, đưa ra một số chính sách, gắn với ưu đãi, khuyến khích họ kết nối với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ, để doanh nghiệp trong nước tham gia được bằng chính sách ưu đãi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13