Xe ôm thời smartphone
Xe ôm lập bãi, đón khách trên đường cao tốc | |
Dịch vụ mới: “Xe ôm” nữ sinh |
Đến sinh viên cũng làm xe ôm smartphone
Là sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Mạnh Tiến (ở Bình Lục, Hà Nam) đã có “thâm niên” gần 1 năm hành nghề xe ôm kiểu mới. Tiến chia sẻ, sau giờ học chính thức trên giảng đường Tiến có nhiều thời gian nhàn dỗi và muốn kiếm một công việc làm thêm để trang trải chi phí học hành, ăn ở. Thế nhưng, tìm mãi không có công việc nào phù hợp. Đang loay hoay tìm việc, vô tình Tiến thấy thông tin tuyển dụng tài xế GrabBike trên mạng, điều kiện lại đơn giản, giờ giấc phù hợp nên Tiến mạnh dạn đăng ký tham gia và giờ đã trở thành tài xế kỳ cựu.
Nếu không thay đổi xe ôm truyền thống sẽ khó cạnh tranh với dịch vụ xe ôm kiểu mới. |
“Thủ tục đơn giản, thuận tiện, chỉ cần người tham gia có xe máy và một chiếc điện thoại smartphone có đăng ký 3G truy cập mạng, cùng một bộ hồ sơ xin việc là có thể trở thành xe ôm của hãng GarbBike. Sau khi đăng ký, người tham gia sẽ được phát áo đồng phục, mũ bảo hiểm đồng phục và tập huấn qua một buổi hướng dẫn sử dụng dịch vụ là có thể kiếm tiền. Công việc phù hợp, thời gian linh hoạt, thu nhập khá ổn nên không chỉ tôi, mà rất nhiều bạn sinh viên, thậm chí có rất nhiều nữ sinh viên cũng đăng ký trở thành tài xế của loại hình xe ôm kiểu mới này”- Mạnh Tiến nói.
Cùng quan điểm với Tiến, bạn Thu Hồng sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết, thấy nhiều bạn sinh viên chia sẻ về việc làm tài xế xe ôm kiểu mới, thời gian linh hoạt mà thu nhập cũng khá, nên Hồng mạnh dạn đăng ký tham gia, đến nay Hồng đã trở thành tài xế xe ôm kiểu mới của GarbBike được 3 tháng và có mức thu nhập bình quân 200 – 300 nghìn đồng/1 ngày, với các bạn nam hoặc những người có nhiều thời gian hơn, thì mức thu nhập theo đó mà tăng lên. “Mình chủ yếu chạy xe chở khách vào thời gian rảnh rỗi, công việc khá vất với con gái vì phải chạy trên đường, nhưng thời gian linh hoạt.
Đặc biệt, nhiều khách thấy mình là sinh viên nên cũng thường trả hơn số tiền xe phải trả. Mình thấy, công việc này khá phù hợp với sinh viên và những người nhàn dỗi nếu muốn làm thêm. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng loại hình này cũng không phải lo bị “chặt chém”, hay bị đưa đi sai đường, đi đường vòng để lấy thêm tiền. Vì thế, nó đang thu hút được rất nhiều người tham gia”, Thu Hồng cho hay.
Thay đổi hay thụt lùi?
Có thể nói, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ tích hợp trên chiếc điện thoại thông minh smartphone, đã mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực hoạt động, kinh doanh…kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, với loại hình xe ôm kiểu mới cùng sự tiện ích, giá cước phù hợp, đã và đang trở thành mối đe dọa lớn với loại hình xe ôm truyền thống, một trong những lĩnh vực tưởng chừng như “bất khả xâm phạm”.
Bạn Mạnh Tiến cho biết thêm, hiện nay dịch vụ xe ôm kiểu mới chủ yếu cạnh tranh với xe ôm truyền thống về giá và cung cách hoạt động, thái độ chuyên nghiệp và tận tình. Cụ thể, nếu khách hàng đang ký dịch vụ GrabBike, 2km đầu tiên sẽ chỉ có giá là 11.000 nghìn đồng, sau đó cước vận chuyển được tính xuống còn 3.800 đồng/1km tiếp theo; cùng với đó là thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, nghiễm nhiên sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn đó là điều dễ hiểu. “Khi sử dụng, ứng dụng grab trên điện thoại smartphone, sẽ hiển thị rõ sơ đồ, đường đi và số tiền khách phải chi trả…vì thế khách không le bị chặt chém, bị chở đi đường vòng, hoặc sẽ không phải chứng kiến cảnh chèo kéo, giành giật khách tại các bến tàu, bến xe”- Mạnh Tiến nói.
“Thủ tục đơn giản, thuận tiện, chỉ cần người tham gia có xe máy và một chiếc điện thoại smartphone có đăng ký 3G truy cập mạng, cùng một bộ hồ sơ xin việc là có thể trở thành xe ôm của hãng GarbBike. Sau khi đăng ký, người tham gia sẽ được phát áo đồng phục, mũ bảo hiểm đồng phục và tập huấn qua một buổi hướng dẫn sử dụng dịch vụ là có thể kiếm tiền. Công việc phù hợp, thời gian linh hoạt, thu nhập khá ổn nên không chỉ tôi, mà rất nhiều bạn sinh viên, thậm chí có rất nhiều nữ sinh viên cũng đăng ký trở thành tài xế của loại hình xe ôm kiểu mới này”- Mạnh Tiến nói. |
Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ loại hình xe ôm kiểu mới, bác Hùng, một tài xế xe ôm tại Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) cho biết, từ khi dịch vụ xe ôm chạy theo ứng dụng điện thoại smartphone ra đời, cánh tài xế xe ôm tại các bến xe như chúng tôi cũng bị mất khách nhiều. Hiện nay người lao động hay các bạn sinh viên ngoại tỉnh, ai cũng có thể sở hữu được một chiếc điện thoại smarphone, vì thế họ dễ dàng truy cập ứng dụng, gọi xe. Trong khi đó, giá thành của họ lại rẻ hơn, khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Hùng tâm sự: “Chúng tôi chạy xe ở đây lâu rồi, giá dịch vụ cũng không thể tùy tiện thay đổi, bởi nếu phá giá sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác. Ngoài ra, tại các điểm đón khách này, xe ôm chúng tôi cũng phải đóng tiền bến, bãi và một số dịch vụ khác nữa…vì thế giá sẽ cao hơn, trong khi đó, xe ôm kiểu mới lại không mất những phí này nên giá thành của họ thấp hơn nhiều”.
Không chỉ có ông Hùng, rất nhiều tài xế xe ôm truyền thống khác khi được hỏi về sự cạnh tranh của xe ôm kiểu mới đều cho rằng, “miếng cơm” của họ đang bị chia nhỏ bởi sự bùng nổ của loại hình xe ôm kiểu mới. Vì thế, nhiều người đã phải thay đổi về giá, về cách hoạt động, thái độ phục vụ, thậm chí là chuyển hẳn sang làm tài xế xe ôm kiểu mới để tồn tại. Chia sẻ vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho biết: “Tôi nghĩ loại hình xe ôm kiểu mới đang cạnh tranh mạnh mẽ với xe ôm truyền thống lại trở thành một vấn đề rất tốt.
Bởi đây là sự cạnh tranh tất yếu của thị trường, vì thế không chỉ khách hàng được hưởng lợi bởi thái độ phục vụ tận tình, giá thành rẻ, mà còn giúp cho các bác xe ôm truyền thống nhìn lại chính mình. Muốn tồn tại họ cần phải thay đổi, thay đổi hành vi ứng xử, thái độ phục vụ đối với khách hàng và thay đổi cả việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào công việc, nếu không họ sẽ thụt lùi và thua trong cuộc cạnh tranh gay gắt với dịch vụ xe ôm kiểu mới”.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06