Xây mới trường công, có khó?
Xét trên góc độ lý luận, một số người đặt vấn đề, khi nói kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì ít nhất tất cả các cháu học sinh phải được học ở hệ thống trường công với mức học phí phải chăng! Đây cũng chính là mục tiêu mà chúng ta đang hướng đến. Nhưng do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà hiện tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không đủ trường công cho các cháu học, dẫn đến nghịch cảnh tỷ lệ chọi quá cao, các cháu học ngày, học đêm để hy vọng đỗ vào trường công.
![]() |
Học trường công là nhu cầu bức thiết của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: KTDT) |
Có người nói, trường tư nhiều, chất lượng tốt sao cứ chen vào trường công làm gì? Cách đặt vấn đề chẳng sai, nhưng mấu chốt đầu tiên vẫn là tiền đâu? Trong số hàng triệu gia đình, có phải ai cũng có thu nhập cao để cho con vào trường tư. Đa số công chức, viên chức, người lao động “oằn lưng” với chuyện mưu sinh khi lương mới đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thì lấy đâu ra tiền cho con học trường tư? Trong khi hệ thống trường tư học phí thường khá cao!
Cũng liên quan cuộc đua vào trường công, nhiều ý kiến nói rằng, việc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tăng dân số cơ học đến chóng mặt, trường công mọc lên sao kịp để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh? Cách đặt vấn đề này cũng không sai, nhưng chưa đủ. Đơn cử, khi lập quy hoạch các khu đô thị, các cơ quan hoạch định chính sách bao giờ cũng tính đến các yếu tố trường học, bệnh viện đi kèm. Ngay việc di dời các nhà máy trong nội đô ra ngoại thành cũng có đề cập đến việc lấy đất để phục vụ các công trình dân sinh (vườn hoa, trường học, thiết chế văn hóa…). Song cuối cùng “tấc đất, tấc vàng”, một số nơi việc xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu trường công.
Chuyện đã rồi, sửa có khó không? Một số người cho rằng, vẫn biết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những quận nội thành rất khan hiếm về quỹ đất, tuy nhiên hiếm chưa hẳn là hết. Do đó, để các cháu được quyền học ở trường công, để phụ huynh không bị áp lực vì chuyện thi của con, nên chăng căn cứ vào các quy định hiện hành, Thành phố sớm chỉ đạo mỗi quận tìm ra qũy đất trống, hoặc di dời công sở, cơ quan, doanh nghiệp theo đúng quy hoạch, hoặc thu hồi dự án chậm triển khai để tiến hành xây trường.
Với đơn giá hiện hành, chỉ cần 150 tỷ trở lên đã có ngôi trường khang trang cho các cháu học tập. Kinh phí này đối với hai siêu đô thị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không có gì quá sức! Có lẽ đây cũng là một trong những hiến kế mà các cơ quan chức năng cần tham khảo.
Nên xem

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Quận Hoàn Kiếm chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Futsal nữ Việt Nam gặp Hồng Kông (Trung Quốc): Khởi đầu cho giấc mơ World Cup
Tin khác

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25