Xây dựng nông thôn mới, có địa phương còn chạy theo thành tích
Toàn cảnh phiên họp (ảnh Văn Bình) |
Theo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ QH , đến ngày 31/12/2015, cả nước có 1.526 xã (chiếm 17,1%) đạt chuẩn NTM; đến tháng 3/2016, đã có 1.761 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 19,7%. Đến nay, đã có 2.061 xã đạt tiêu chí NTM(đạt 23%), 27 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Về nguồn vốn thực hiện chương trình, trong 5 năm cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại. Có 53/63 tỉnh, thành có nợ đọng với số tiền hơn 15.200 tỉ đồng, cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán gây dư luận không tốt. Có tổng số 3.637 xã có nợ đọng (chiếm 40,7% số xã xây dựng NTM cả nước) với mức nợ bình quân khoảng 4,2 tỉ đồng/xã).
Theo ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng chưa có một chương trình nào được toàn dân ủng hộ và tham gia tích cực như chương trình xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành một phong trào sôi nổi, sâu rộng, tạo được bước đột phá đáng kể, làm cho bộ mặt nông thôn ở từng địa phương có những thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có những cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm, y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao và cảnh quan môi trường cũng được đổi mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng đó, ĐB Ngô Sách Thực (Bắc Giang) cũng đặt câu hỏi NTM đã được toàn thể người dân đón nhận hưởng ứng hay chưa? thành quả và hưởng thụ của người dân đã tự giác phát huy vai trò chủ thể hay chưa?.
ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh đoàn Bình Phước (ảnh Văn Bình) |
Nói về tình trạng nợ đọng trong xây dựng NTM, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã cho rằng đang sa lầy vì có những tỉnh nợ gần 1000 tỉ đồng. Cũng theo ông Cương việc xây dựng các nhà văn hóa, thể thao nhằm cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của người dân, song trên thực tế “Sau khi đầu tư xây dựng với số tiền hàng chục tỉ thì nhiều nhà văn hóa vẫn cửa đóng then cài, còn khu thể thao thì vắng lặng đìu hiu”. Cùng đó, ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) cho biết có những xã quy hoạch không căn cứ vào quy hoạch của huyện, của tỉnh, nên có tình trạng xã nào cũng có nhà văn hóa, xã nào cũng có sân vận động, xã nào cũng phải có chợ.
ĐB Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng không thể phủ nhận những thành tựu đạt được cũng như tính đúng đắn trong xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng đặt vấn đề về mức độ tương xứng giữa kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra, cũng như không thể phớt lờ những hệ hụy nghiêm trọng, lâu dài mà nhiều xã, nhiều thôn, nhiều gia đình nghèo phải gánh chịu khi bị huy động đóng góp quá sức. Vì vậy đề nghị cần phải điều tra, thống kê, làm rõ tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM ở các địa phương.
ĐB Lại Xuân Môn (Bến Tre), Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra 2 mâu thuẫn, 6 điểm nghẽn và 5 khó khăn trong thực hiện chương trình. Ông Môn khẳng định không ít địa phương còn nóng vội, chạy theo thành tích, chỉ lo cho đủ 19 tiêu chí, còn không quan tâm chất lượng của các tiêu chí đó ra sao. Một số nơi, trong xây dựng NTM dân chủ còn hình thức, nên dẫn tới việc đồng ý nhưng không đồng thuận, dẫn tới việc hoàn thành xây dựng NTM nhưng ở đó lại không có sự thay đổi như tạo ra con người mới, nông dân mới, giá trị mới.
Ông Môn cũng nhấn mạnh đang có 2 mẫu thuẫn trong nông nghiệp, đó là: Sản xuất nhỏ - thị trường lớn và đầu tư thấp - rủi ro cao. Đối với nông thôn, đang gặp 6 “điểm nghẽn” đó là: Đất đai, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng, năng suất, liên kết vùng, doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Đối với nông dân, đang có 5 khó khăn: Vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường, ô nhiễm môi trường và sự lúng túng trong sản xuất nông nghiệp. Do đó ông Môn đề nghị Chính phủ cần rà soát lại các chỉ tiêu xây dựng NTM, để có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương để nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Ngoài ra cần phải tập trung cho chất lượng, không nên chạy theo số lượng. NTM là phải tạo ra sinh kế mới, con người mới, đời sống mới và dinh dưỡng mới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17