Điều kiện tiên quyết để đất nước hùng cường trong kỷ nguyên mới
Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý khẳng định, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Việt Nam thuộc nhóm đầu các quốc gia ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và khung khổ pháp lý cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục hoàn thiện.
Hạ tầng số quốc gia được đẩy mạnh xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại, rộng khắp ngang tầm các nước phát triển. Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành từng bước được triển khai. Công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho GDP.
Các số liệu thống kê cụ thể cho thấy, nước ta có 423 tổ chức nghiên cứu và phát triển với quy mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hiện có gần 900 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 20 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 56/100 quốc gia; thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu.
Năm 2024, Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và 71/193 quốc gia về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử. Đến hết năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước tính 18,3%. Năm 2024, công nghiệp công nghệ số đạt doanh thu 152 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132 tỷ USD.
Tuy nhiên theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách so với nhóm các nước phát triển. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ số cốt lõi. Hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức.
Việc huy động các nguồn lực cho khoa học - công nghệ và nghiên cứu, phát triển (R&D) chưa hiệu quả, trong đó chi cho khoa học công nghệ chưa đạt mức quy định tối thiểu 2% tổng chi ngân sách Nhà nước (năm 2023 chỉ đạt 0,82%) và chi cho R&D mới đạt khoảng 0,67% GDP (trong đó mức trung bình của các nước phát triển là 2-5% GDP).
![]() |
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý phát biểu tại hội nghị. |
Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ chậm đổi mới, chưa phù hợp, nhất là về tài chính, đầu tư. Cơ chế và chính sách cán bộ trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nặng về hành chính, chưa tạo được môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, thu hút nhân tài; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn chế, thiếu thể chế về tài chính, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao; thiếu giải pháp đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương.
Theo ông Thái Thanh Quý, có nhiều nguyên nhân để lý giải cho các yếu kém nêu trên, trong đó có nhận thức và tư duy của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chưa đầy đủ, rõ ràng về vai trò đột phá chiến lược của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về sự cần thiết, cấp bách phải đổi mới cơ chế quản lý các lĩnh vực này; về đặc thù của lĩnh vực này là tính sáng tạo, mang tính rủi ro và có độ trễ; chưa thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực đầu tư dành cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở mức thấp.
Nhiều nút thắt, điểm nghẽn về thể chế, pháp luật cản trở sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chưa được giải quyết đồng bộ, dứt điểm, nhất là cơ chế quản lý tài chính, đầu tư chậm đổi mới, không phù hợp; thiếu thể chế thử nghiệm, sandbox, miễn trừ trách nhiệm, chấp nhận rủi ro.
Bên cạnh đó, chưa thu hút được khu vực doanh nghiệp thực sự quan tâm đến nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chưa tạo điều kiện đủ mạnh để doanh nghiệp dành nguồn lực thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển; doanh nghiệp thiếu động lực để đổi mới công nghệ do rủi ro, thiếu vốn, thiếu thị trường.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa... tác động nhanh, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi toàn diện phương thức sống, làm việc của con người.
![]() |
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. |
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia. Chính phủ các quốc gia ngày càng chú trọng phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước thì chúng ta cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương giới thiệu cụ thể nội dung Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó nêu rõ 5 nhóm mục tiêu đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2045 cùng 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi
Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Sự kiện 16/04/2025 19:55

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ
Sự kiện 16/04/2025 19:01

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11
Sự kiện 16/04/2025 17:21

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ
Sự kiện 16/04/2025 15:01