-->

Xây dựng Chính phủ điện tử phải bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử; quản lý mạng xã hội; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 17/11.
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang Bảo đảm an ninh thông tin trong hội nhập
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang Chuyên gia Việt Nam nhận định về mã độc tống tiền đang lan rộng
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang 10 vấn đề đang khiến giới doanh nghiệp toàn cầu “mất ngủ”
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang Cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang Diễn tập quốc tế ứng cứu sự cố mạng
xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm rõ thêm một số vấn đề đại biẻu Quốc hội quan tâm về Chính phủ điện tử, mạng xã hội, an toàn, an ninh mạng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng khẳng định đây là những vấn đề quản lý nhà nước rất rộng.

Vượt qua tâm lý ngại dùng CNTT

Về xây dựng Chính phủ điện tử, Phó Thủ tướng cho biết có 3 nhóm tiêu chí chủ yếu là hạ tầng, nguồn nhân lực nói chung và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. “Cả ba mặt này đều còn nhiều hạn chế và cần phải làm tốt hơn”.

Đặc biệt, về dịch vụ công trực tuyến, tính đến tháng 7/2017, cả nước có 109.644 dịch vụ công, trong đó 95% nằm ở từ cấp tỉnh, các bộ là 5%. Mặc dù đã giao kế hoạch rất cụ thể nhưng đến tháng 7/2017 mới có 1% số dịch vụ công ở cung cấp trực tuyến ở mức độ 4, 5% cấp độ 3. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp 4 ở các bộ cũng dao động khác nhau như Bộ Tài chính có tới 26%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 2%, Bộ LĐTB&XH chỉ có 0,4%.

“Chính phủ, Thủ tướng đã rất quyết liệt, giao nhiệm vụ từng bộ phải có số liệu cụ thể dịch vụ công phải cung cấp ở cấp độ 4. Đây không chỉ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà cả thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử và là thước đo tổng thể của cải cách hành chính. CNTT là công cụ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử nên cần xác định quyết tâm, nhiệm vụ chính trị cụ thể. Đây không chỉ là vấn đề biên chế, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp mà quan trọng hơn hết là công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng”, Phó Thủ tướng nói.

Dẫn lại đánh giá của Ngân hàng Thế giới về môi trường cạnh tranh của Việt Nam tăng 14 bậc, Phó Thủ tướng nêu lên 2 ví dụ có hai chỉ số mang tính quyết định là chỉ số thuế và bảo hiểm, trong đó bảo hiểm đã tăng 81 bậc, tiếp cận điện năng tăng 32 bậc đều nhờ ứng dụng CNTT.

“Điều quan trọng hàng đầu là phải vượt qua tâm lý ngại dùng công nghệ hiện đại sẽ mất quyền kiểm soát và khi công khai, minh bạch sẽ bị giám sát. Bộ phận kỹ thuật thì cần khắc phục tâm lý cục bộ, không liên thông, chia sẻ dữ liệu; muốn tự làm hết từ mua máy tính đến phần mềm khi triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ từ hai năm nay đã rất quyết liệt, đầu tiên là khuyến khích, tới đây là bắt buộc thuê dịch vụ CNTT khi triển khai dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành phải báo cáo cụ thể đã làm bao nhiêu dịch vụ công trực tuyến trong một năm”, Phó Thủ tướng trao đổi và đề nghị “các địa phương, bộ ngành phải căn cứ vào dịch vụ công sẽ triển khai để thuê dịch vụ, không nên tự làm, tự lập lên những cơ sở dữ liệu riêng biệt, nằm nguyên đó rất lãng phí”.

Tạo điều kiện phát triển đi đôi với quản lý

Về báo chí, mạng xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định tinh thần chung của Chính phủ là tạo điều kiện phát triển mạnh nhưng đi đôi với quản lý thật tốt, “phát huy những điểm tốt, cương quyết ngăn chặn những điểm chưa tốt theo đúng pháp luật, xu thế thế giới, không vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam”.

Phó Thủ tướng dành thời gian nói cụ thể hơn về kinh nghiệm quản lý mạng xã hội ở một số nước. Hiện trên thế giới có 52% trong số 7,5 tỷ người dùng mạng Internet và 42% dùng mạng xã hội. Ở Việt Nam hiện có 67% số người dùng Internet và 60% dùng mạng xã hội. Đáng chú ý các công ty nước ngoài chiếm thị phần từ 80-98%.

“Ở nhiều nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…, việc quản lý mạng xã hội được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm nay cả về công cụ pháp luật, biện pháp kỹ thuật cũng như có các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội khác. Điều quan trọng cuối cùng là tuyên truyền cho người dân về những nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội. Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết, dứt khoát về vấn đề này phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế, các cam kết của Việt Nam bảo đảm phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, phát triển văn hoá, con người Việt Nam, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Không được xuyên tạc, gieo rắc những thông tin đi ngược lại chủ trương của Đảng, Nhà nước và văn hoá của Việt Nam”.

xay dung chinh phu dien tu phai bao dam an toan an ninh mang
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giữ chủ quyền không gian mạng

Đối với an toàn, an ninh thông tin, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là một vấn đề rất lớn bởi “chúng ta không thể không ứng dụng CNTT, nhưng nếu không bảo đảm an toàn, an ninh thì sẽ nguy hại rất lớn”.

Phó Thủ tướng cho biết cứ 1 giây trên thế giới có 176 sự cố liên quan đến an toàn, an ninh thông tin, 3 cuộc tấn công mạng có chủ đích, 4 mã độc được phát tán. Và Việt Nam hiện là một trong những nước có nguy cơ rất lớn về an toàn, an ninh mạng. Mức độ ứng dụng CNTT của Việt Nam đứng khoảng thứ 80 trên thế giới nhưng an toàn thông tin ở vị trí trên 100. Đặc biệt những chỉ số liên quan đến ý thức, hành vi của người dân khi sử dụng mạng Internet thì “thuộc loại yếu nhất trên thế giới”.

Đơn cử số lượng phát tán thư rác ở Việt Nam chiếm 11,7% trên thế giới, so với Trung Quốc là 12,4%, Mỹ 8,5% nhưng tính theo số người thì Việt Nam gấp 13,4 lần Trung Quốc, 8 lần so với Mỹ.

Bên cạnh đó nguy cơ lây nhiễm virus, mã độc từ các thiết bị cá nhân của Việt Nam cũng cao nhất thế giới với 73,8%; 61% máy tính cá nhân ở Việt Nam nhiễm mã độc so với tỷ lệ trung bình 19% của thế giới. Ở các nước, 60% người dân nhận ra nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng do cá nhân nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 11%. Điều đó cho thấy chưa có sự nhận thức rõ về nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin của cả tổ chức lẫn cá nhân. Cụ thể, mức độ đầu tư cho lĩnh vực này ở các nước vào khoảng 15-21% trong khi ở Việt Nam chỉ là 5%. Nhân lực chuyên được đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 500 cán bộ chuyên trách so với 40.000 người của Trung Quốc, và khoảng 15.000-20.000 người ở Mỹ, Đức. Trong khi đó người dân còn dễ dãi, không nhận thức được nguy cơ về an toàn, an ninh thông tin. Đây là điều đáng báo động nhất về an toàn, an ninh thông tin của Việt Nam.

“Chúng ta có chủ quyền quốc gia về an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng và phải giữ chủ quyền này”, Phó Thủ tướng khẳng định và nêu một số biểu hiện vi phạm chủ quyền không gian mạng như thông tin bôi nhọ, nói xấu; lộ lọt bí mật, lấy mất thông tin; phá hoại thông tin, hệ thống điều hành; chiếm quyền kiểm soát hệ thống; nguy hiểm nhất là “đội quân mã độc” đang nằm trong hàng triệu máy tính ở Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề phải mất nhiều năm mới xử lý được, nhưng nếu chúng ta không ý thức từ bây giờ sẽ vô cùng nguy hiểm. Do vậy cần phải có những công cụ, lực lượng để thực hiện. Xây dựng hệ thống cảnh giới đến từng giây, thậm chí từng phần nghìn của giây. Và khi có sự cố xảy ra phải có khả năng ứng phó, khôi phục lại hệ thống khi bị tấn công.

“Nhận thức là vô cùng quan trọng nhưng đi kèm với đó là năng lực ứng phó với các cơ cấu, quy định phải rất rõ ràng, cụ thể khi việc xử lý trong thời gian rất ngắn. Khi ứng phó sự có an toàn, an ninh thông tin ngoài yêu cầu toàn vẹn, bí mật thì phải truy được trách nhiệm, dấu vết. Đây là việc mà nhiều người làm, nhiều bước và phải lặp đi, lặp lại”, Phó Thủ tướng nói và một lần nữa khẳng định “xây dựng Chính phủ điện tử phải đi liền với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin”.

Theo Đình Nam/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

(LĐTĐ) Chiều 21/1, Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 21/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo, song Đảng bộ Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động, đoàn kết, trách nhiệm, với quyết tâm chính trị cao, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố.
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, Đảng bộ Thành phố đã nghiêm túc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, với quyết tâm chính trị cao đã tập trung lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng cải cách, củng cố, kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới.
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Báo cáo về kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2024, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, sáng 21/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, năm 2024, Thành phố đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược để tạo tiền đề cho sự phát triển của Thủ đô giai đoạn tới.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Sáng nay (21/1), tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 21, họp bàn về một số nội dung quan trọng. Trong đó có Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII và Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ.
Xem thêm
Phiên bản di động