Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng
Công an Hà Nội khởi tố vụ án dâm ô với trẻ em ở quận Hoàng Mai | |
Mỗi năm xảy ra khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái | |
Xâm hại tình dục ở trẻ em: Cha mẹ cần giải pháp an toàn cho trẻ |
Tọa đàm bàn tròn gồm có ba mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tham gia. Đó là Liên minh Truyền thông và Quyền của nhóm dễ bị tổn thương (RiM), nhóm Quản trị Quyền trẻ em Việt Nam (CRG) và Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó với Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet).
Tọa đàm diễn ra nhằm thể hiện rõ quan điểm, tiếng nói của các tổ chức xã hội trước nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Khách mời tham gia buổi tọa đàm |
Những ngày gần đây, trên các mặt báo, các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều tin tức về tình trạng quấy rối tình dục trẻ em. Điển hình như vụ ở Vũng Tàu, hay ở Thủ Đức và mới nhất là vụ việc vừa mới diễn ra tại Hà Nội, khiến nhiều người lo âu là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đã không bị chặn đứng và có chiều hướng gia tăng.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết, vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đang gây nhiều bức xúc cho dư luận và cộng đồng, đặc biệt là những người làm cha làm mẹ.
"Khi xảy ra liên tiếp những vụ xâm hại trẻ em, chúng tôi ngồi lại với nhau để dư luận có thể lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng dâm ô, xâm hại trẻ em. Đây là một trong những vấn nạn xảy ra trong nhiều năm qua khiến dư luận rất bất bình, chứ không phải bây giờ mới xuất hiện", bà Vân Anh cho biết.
Theo bà Vân Anh phân tích, thì một trong những nguyên nhân khiến cho những vụ án dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em bị lắng dần xuống là do trong cộng đồng người Việt Nam vẫn còn tồn tại quan niệm liên quan đến bị cưỡng hiếp thì xấu hổ. Và thường tâm lý của nhiều người rất ngại khi nói về những vấn đề liên quan đến tình dục đối với con cái, đặc biệt là con gái.
Hơn thế mọi người vẫn lo sợ, nếu thông tin con, em mình bị xâm hại tình dục mà lộ ra ngoài thì có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Sâu xa hơn nữa nhiều người quan ngại về quan niệm trinh tiết, đặc biệt là còn rất nhiều quan niệm trọng nam khinh nữ... bởi vậy họ thường chọn cách giải quyết im lặng.
Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) |
Bày tỏ quan điểm của mình, bà Vân Anh cũng cho biết: "Trước những vụ xâm hại tình dục trẻ em liên tiếp trong thời gian qua tôi thấy quá kinh khủng. Các em không chỉ chịu những đau đớn về thể xác, mà còn bị tổn thương tinh thần, nhiều em bị sang chấn tâm lý sẽ rất khó điều trị. Nguy hiểm hơn nó có thể khiến trẻ bị ám ảnh, sợ hãi suốt đời". Vì vậy bà kêu gọi mọi người không nên im lặng, mà phải lên tiếng, phải hành động để tội ác được đưa ra ánh sáng và bị phát luật nghiêm trị.
Trước thực trạng hàng loạt vụ việc trẻ bị xâm hại tình dục vừa qua, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ lo lắng làm thế nào bảo vệ con mình một cách tốt nhất. Cha mẹ không thể ở bên con 24/24h để theo sát trẻ, vì vậy việc giúp con trang bị những kiến thức tự bảo vệ mình là điều hết sức cần thiết giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị kẻ xấu xâm hại, bà Vân Anh cho biết thêm.
Được biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.Tọa đàm “Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng” được tổ chức với mục tiêu nhằm thảo luận, định vị và thúc đẩy vai trò của các bên liên quan – các chủ thể có trách nhiệm thực hiện quyền trong công tác thực thi quyền trẻ em, cũng như việc giám sát thực thi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết để đảm bảo việc bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và quyền con người nói chung.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (nay là Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54