-->

Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ

Sáng nay (31/8), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố “về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/2013 về một số biện pháp cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Tình cảm, trách nhiệm của người dân đối với hàng Việt Nam được nâng lên Trao đổi kinh nghiệm về công tác mặt trận Chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền chuẩn bị tốt cho Đại hội MTTQ các cấp

Dự, chủ trì Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội; và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường.

Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị về nội dung cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Hiện nay, một số nhà cổ, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác đã xuống cấp, nguy hiểm cần có ngay biện pháp cải tạo, phục hồi, phá dỡ, xây dựng lại; một số tổ chức, cá nhân đã chủ động tự bỏ kinh phí thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng và lập hồ sơ xin cải tạo, phục hồi, xây dựng lại theo đúng quy định tại Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND của HĐND Thành phố và Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố, tuy nhiên việc phê duyệt chủ trương cho phép cải tạo, phục hồi, phá dỡ, xây dựng lại công trình đang vướng mắc.

Cụ thể: Việc quy định UBND Thành phố lập danh mục nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác đã hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm để trình HĐND Thành phố phê duyệt danh mục (tại Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ- HĐND) khó thực hiện trên thực tế vì các đơn vị chưa xây dựng xong danh mục nhà cổ và công trình kiến trúc khác; chưa bố trí kịp kinh phí để thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng và kinh phí bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình, dự kiến khối lượng và chi phí rất lớn, gồm 1.216 biệt thự; khoảng 509 nhà cổ và 1.167 công trình kiến trúc (UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 4/4/2023 về khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng 1.216 biệt thự và 8 công trình kiến trúc khác, dự kiến hoàn thành xong trước 30/6/2024).

Theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng công trình, yêu cầu các chủ sở hữu, quản lý công trình phải tự bỏ kinh phí để thực hiện việc kiểm định chất lượng công trình cũng như đầu tư cải tạo, phục hồi, xây dựng lại công trình (đan xen sở hữu của tư nhân, giữa tư nhân và Nhà nước, người đang sở hữu, sử dụng công trình không tự bỏ kinh phí, vẫn trông chờ vào Nhà nước).

Về thẩm quyền: Việc quy định HĐND Thành phố quyết định danh mục nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác đã hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm cần cải tạo, phục hồi, phá dỡ, xây dựng lại (tại Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND) sẽ không đáp ứng kịp thời đối với công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng công trình, tiến độ thực hiện các dự án cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang 24 biệt thự cũ, 8 công trình kiến trúc khác theo Chương trình số 03-CTr/TU.

Vì vậy, Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND cần được điều chỉnh theo hướng giao cho UBND Thành phố quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND Thành phố.

Ngày 15/6/2023, UBND Thành phố đã có Báo cáo số 178/BC-UBND gửi HĐND Thành phố về công tác xây dựng danh mục biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 đã hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm cần cải tạo, phục hồi, phá dỡ, xây dựng lại.

Sở Xây dựng đã có Tờ trình số 185/TTr-SXD(QLN) ngày 27/7/2023, UBND Thành phố đã có Tờ trình số 294/TTr-UBND ngày 28/7/2023 trình Thường trực HĐND Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng Nghị quyết điều chỉnh Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/2013 của HĐND Thành phố về cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954, dự kiến trình HĐND Thành phố thông qua tại kỳ họp chuyên đề tháng 9/2023 của HĐND Thành phố.

Thảo luận tại Hội nghị, phần lớn các ý kiến phản biện đều tán thành với việc cần thiết sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, qua đó nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong việc thực hiện Nghị quyết số 17.

Nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, TS Nguyễn Viết Chức - Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng đây là việc làm hết sức đúng đắn, có ý nghĩa, góp phần xây dựng Thành phố xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

Góp ý tại Hội nghị, TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: Trong quá trình thực hiện, đề nghị HĐND và UBND Thành phố cần có biện pháp tích cực để nhanh chóng xác định một cách chính xác và thực hiện sớm các công trình cần phải cải tạo, phá dỡ để không những đảm bảo cảnh quan văn minh đô thị mà còn để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống, làm việc trong các công trình đó. Đảm bảo các biệt thự, nhà cổ, công trình có giá trị đã được phân loại phải được bảo tồn, nâng cấp, tránh những trường hợp vi phạm vào các công trình văn hóa, có ý nghĩa lịch sử.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn bày tỏ cảm ơn, xin tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học; đồng thời làm rõ thêm một số thông tin liên quan đến việc triển khai Đề án, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND Thành phố về cải tạo, phục hồi các nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình xây dựng có giá trị trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết hội nghị trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thành phố sẽ xem xét điều chỉnh nội dung tờ trình và báo cáo ngắn gọn, súc tích, đánh giá được các nội dung đã và đang triển khai.

Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương ghi nhận và đánh giá cao sự tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học đã tham gia đóng góp trực tiếp và bằng văn bản tại Hội nghị; đồng thời khẳng định MTTQ sẽ chắt lọc những ý kiến đúng, trúng, cần thiết tổng hợp gửi về Ban soạn thảo để hoàn thiện Tờ trình và Dự thảo sửa đổi Nghị quyết.

Đồng chí cũng đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp thu những ý kiến tại Hội nghị để hoàn thiện quy phạm văn bản pháp luật, đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, rành mạch; cần có mục giải thích từ ngữ, để nhân dân dễ hiểu khi tiếp cận, qua đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.

Nhấn mạnh việc sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND mấu chốt ở vấn đề thẩm quyền: HĐND hay UBND phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi các công trình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị Ban soạn thảo cần quan tâm nghiên cứu làm sao để chuyển tải được những nội dung các luật mới ban hành, sắp ban hành, để nội dung sửa đổi trong Nghị quyết có giá trị lâu dài; cần phân loại khi lập danh mục công trình (thời gian, hình thức sở hữu - Nhà nước hay tư nhân...); đưa ra những phụ lục cụ thể, mức độ hiện trạng (đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm, còn sử dụng tốt…)

Đồng chí Nguyễn Lan Hương cũng đề nghị việc triển khai sửa chữa, cải tạo các công trình phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch; làm rõ vai trò của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trong quá trình thực hiện.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động