Lỏng lẻo trong kiểm soát tín dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro
Doanh nghiệp khốn khổ vì không thể tất toán nợ với ngân hàng Vietbank |
Đến lượt SHB Ba Đình bị Thanh tra NHNN "điểm danh" một số vi phạm cần khắc phục Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế |
Theo nội dung tại Thông báo kết luận thanh tra, Ngân hàng này hoạt động ổn định, đạt tăng trưởng qua các năm và có lợi nhuận, cơ bản tuân thủ quy định về huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán, đại lý bảo hiểm, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, các vấn đề nổi cộm nằm ở mảng tín dụng, với nhiều lỗ hổng từ thẩm định đến giám sát, gây nguy cơ tiềm ẩn đối với chất lượng tài sản và an toàn hệ thống.
Hoạt động ổn định nhưng nội bộ kiểm soát còn lỏng lẻo
Thanh tra chỉ rõ 6 nhóm vi phạm chính trong quy trình tín dụng của chi nhánh:
Một là, về nguyên tắc cho vay, vay vốn: Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết với đơn vị, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác).
Nguyên nhân do khách hàng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình khi vay vốn. Đơn vị kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhưng không đánh giá đúng thực tế tình hình sử dụng vốn, không phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích; người được phân công kiểm tra, giám sát khoản vay; trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác điều hành.
![]() |
Thanh tra chỉ rõ 6 nhóm vi phạm chính trong quy trình tín dụng của chi nhánh. (Ảnh minh hoạ) |
Hai là, về thẩm định, quyết định cho vay: Đơn vị thẩm định và xét duyệt cho vay chưa chặt chẽ, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Nguyên nhân do đơn vị chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay. Khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ thẩm định còn hạn chế, chưa nghiêm túc chấp hành các quy định nội bộ dẫn đến vi phạm. Ngoài ra, khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, lẻ với mức độ chuyên nghiệp chưa cao, khó khăn trong việc lập, cung cấp các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn cho ngân hàng.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của người tham gia thẩm định, xét duyệt khoản vay; trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác điều hành.
Ba là, về thời hạn cho vay: Đơn vị xác định thời hạn cho vay không phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư số 39/2016/TT-ΝΗΝΝ.
Nguyên nhân do đơn vị chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, khả năng phân tích, đánh giá còn hạn chế và chưa nghiêm túc chấp hành các quy định nội bộ dẫn đến vi phạm.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của người tham gia thẩm định, xét duyệt khoản vay; trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác điều hành.
Bốn là, về mức cho vay: Đơn vị thẩm định mức cho vay chưa phù hợp với phương án sử dụng vốn của khách hàng, vi phạm quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2016/TT-NΗΝΝ.
Nguyên nhân do đơn vị nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, khả năng phân tích, đánh giá còn hạn chế và chưa nghiêm túc chấp hành các quy định nội bộ dẫn đến vi phạm.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của người tham gia thẩm định, xét duyệt khoản vay; trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác điều hành.
Năm là, về hồ sơ đề nghị vay vốn: Đơn vị thu thập chưa đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nguồn trả nợ, phương án sử dụng vốn của khách hàng làm cơ sở thẩm định, quyết định cho vay, vi phạm quy định khoản 1 Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, khoản 1 Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung năm 2024).
Nguyên nhân do khách hàng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc cung cấp đầy đủ các hồ sơ đề nghị vay vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các cán bộ phụ trách công tác thu thập hồ sơ chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy định trong việc thu thập các hồ sơ liên quan để làm cơ sở xem xét, thẩm định, xét duyệt cho vay.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của khách hàng; trách nhiệm của cán bộ phụ trách công tác thu thập hồ sơ và trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác điều hành.
Sáu là, về kiểm tra sử dụng tiền vay: Đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng chưa chặt chẽ theo quy định nội bộ của Vietbank, thực hiện chưa đầy đủ quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, khoản 5 Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và khoản 2 Điều 24 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác).
Nguyên nhân do việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng đôi lúc còn chủ quan, thiếu sâu sát và mang tính hình thức.
Trách nhiệm thuộc trách nhiệm trực tiếp của người được phân công kiểm tra, giám sát khoản vay; trách nhiệm chung của lãnh đạo đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Nội dung Thông báo kết luận thanh tra chỉ rõ, tuy các vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng nhưng tỷ lên nợ xấu tại chi nhánh đang có chiều hướng gia tăng, vượt mức khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, nếu không được chấn chỉnh, nghiêm túc xử lý, khắc phục kịp thời sẽ tiếp tục tác động đến chất lượng tín dụng của đơn vị trong thời gian tới.
Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh và kết luận nêu trên, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 13 yêu cầu Giám đốc Ngân hàng tổ chức họp kiểm điểm, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, tồn tại, rủi ro đối với các nội dung tồn tại, đồng thời thực hiện 4 kiến nghị và 3 khuyến nghị để khắc phục tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật.
Cuộc thanh tra tại một chi nhánh ngân hàng cho thấy tín hiệu cảnh báo về sự chủ quan trong hoạt động tín dụng, vốn là lĩnh vực cốt lõi nhưng dễ phát sinh rủi ro. Trong bối cảnh toàn hệ thống đang nỗ lực kiểm soát nợ xấu và siết chặt quy trình cấp tín dụng, việc chấn chỉnh sai phạm tại các chi nhánh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao niềm tin của khách hàng và thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc
Tin khác

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế
Tài chính 24/07/2025 21:57

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới
Tài chính 23/07/2025 15:20

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà
Kinh tế 23/07/2025 08:04

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
Tài chính 21/07/2025 19:38

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tài chính 21/07/2025 16:35

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53