-->

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các thành viên APEC bảo đảm an ninh lương thực

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực.
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc APEC 2017: Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc Đại biểu APEC bàn về đô thị thông minh
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc APEC 2017: ‘Nóng’ chuyện an ninh lương thực
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại phiên khai mạc đối thoại chính sách an ninh lương thực. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi khai mạc phiên "Đối thoại chính sách cấp cao về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu" sáng 25/8 tại TP. Cần Thơ.

Phiên Đối thoại là hoạt động trọng tâm của Tuần lễ An ninh lương thực APEC với nhiều hoạt động được tổ chức tại Cần Thơ. Đây cũng là hoạt động nhằm triển khai một trong 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 về tăng cường an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tham dự phiên đối thoại có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đại biểu của các nước APEC, Ban Thư ký APEC và lãnh đạo các tổ chức quốc tế.

Về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, lãnh đạo các Bộ: NN&PTNT, Ngoại giao và một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương.

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi diễn ra Tuần lễ An ninh lương thực APEC cũng chính là nơi mà mối liên hệ giữa an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu được thể hiện một cách cực kỳ rõ nét.

Đây là nơi cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong gần một thể kỷ, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của 20 triệu người và gián tiếp đến hàng trăm triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động rất mạnh đến các nền kinh tế, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nói chung, trong đó có sản xuất nông nghiệp, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng lương thực, phá hủy các nguồn tài nguyên. Động đất, sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan, động đất ở Trung Quốc, hạn hán ở Mỹ, New Zealand … đều tác động đến việc bảo đảm an ninh lương thực, nỗi lo chung đối với tất cả các thành viên APEC.

Do đó, việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bao trùm, quan tâm đến phúc lợi của mọi người dân.

Với sự quy tụ của 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP và 49% thương mại toàn cầu, APEC đã và đang khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất trên thế giới, có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của các nền kinh tế thành viên, trong đó có lĩnh vực an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững.

Theo số liệu năm 2017 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), các thành viên APEC sản xuất khoảng 1,348 tỷ tấn, chiếm 60% lượng ngũ cốc toàn cầu. Trong đó, lúa gạo đạt 409,5 triệu tấn chiếm chiếm đến 82% sản lượng lúa gạo toàn cầu. Nhiều thành viên APEC đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo như Mỹ, Thái Lan, Việt Nam.

viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu dự phiên đối thoại. Ảnh: VGP/Xuân Tuyển

Hợp tác để cùng tìm giải pháp

Phát biểu khai mạc phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh APEC đang triển khai tích cực việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể để triển khai “Chương trình hợp tác nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu” và “Khuôn khổ chiến lược về phát triển nông thôn - thành thị và an ninh lương thực”. Đây là việc làm cấp thiết, khẳng định APEC là một diễn đàn hành động, gắn kết với lợi ích thiết thực của người dân.

Theo Phó Thủ tướng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang phải đối mặt với các thách thức về mất an ninh lương thực, cạnh tranh gay gắt trong sản xuất và thương mại nông nghiệp, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó, trong những năm qua, các nền kinh tế của APEC đã có những bước chuyển lớn về nông nghiệp và an ninh lương thực xuất phát từ những thay đổi về thu nhập hộ gia đình, thị hiếu tiêu dùng, sự chuyển đổi trong hệ thống phân phối thực phẩm cũng như do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu. Điều này đã đặt ra những cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế APEC trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp bền vững.

“Những trở ngại trên đặt ra yêu cầu APEC phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác nhằm tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”, Phó Thủ tướng nói.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các vị Bộ trưởng, Trưởng đoàn của các nền kinh tế APEC tham dự hội nghị tập trung thảo luận, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, thủy sản bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.

Theo Phó Thủ tướng, APEC bao gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nền kinh tế thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Ưu tiên chính sách tiếp theo được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề cập là tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến nông lâm, thủy sản nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nông nghiệp; tăng cường hợp tác nghiên cứu về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và giảm thất thoát, lãng phí lương thực, thực phẩm.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một thị trường tiêu thụ lương thực toàn cầu bình đẳng dựa trên các quy tắc, thoả thuận thương mại đa phương, coi các hoạt động thương mại như một thành tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, các thành viên APEC cũng cần đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ thông tin trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước, bao gồm cả quản lý nguồn nước xuyên biên giới; đẩy mạnh phát triển nông thôn - đô thị, nỗ lực kết nối với vùng sâu, vùng xa; phát huy vai trò của cộng đồng và doanh nghiệp thông qua mối quan hệ đối tác công – tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, viễn thông, internet, nhất là ở những vùng kém phát triển. Gắn kết các chương trình kết nối khu vực, trong đó có kết nối của ASEAN và các chương trình kết nối tiểu vùng Mekong.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, các thành viên cần tích cực triển khai Khuôn khổ giảm nhẹ rủi ro thiên tai APEC, hợp tác xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai, nâng cao tính bền vững và khả năng phục hồi sau thiên tai, chú trọng quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát triển nông thôn bền vững và bảo đảm quyền lợi của cộng đồng ngư dân ven biển.

“Tôi mong đối thoại sẽ tiếp tục tìm ra những giải pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và bảo đảm phát triển bao trùm trong khu vực APEC. Những vấn đề chúng ta thảo luận, những sáng kiến hợp tác được thông qua ngày hôm nay sẽ đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông dân và người dân ở các vùng nông thôn trong khu vực, trong đó có hàng triệu người ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu không chỉ là những ưu tiên hay kỳ vọng, mà đó là nhiệm vụ và lộ trình mà APEC cần thực hiện đồng thời là trách nhiệm của mỗi nền kinh tế thành viên cần gánh vác.

“Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực”, Phó Thủ tướng nói.

viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu nghe giới thiệu một số sản phẩm trong khuôn khổ các hoạt động ở phiên đối thoại. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phiên "Đối thoại chính sách cấp cao về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ diễn ra trong cả ngày 25/8 với các phiên đối thoại chuyên đề về an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu; đổi mới, công nghệ và nghiên cứu ứng dụng; vai trò của đối tác công tư (PPP) trong tăng cường đầu tư để phát triển nông nghiệp bền vững. Các đại biểu cũng sẽ tham dự các phiên làm việc toàn thể do Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì.

Theo Xuân Tuyến/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

(LĐTĐ) Chiều 21/1, Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 21/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo, song Đảng bộ Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động, đoàn kết, trách nhiệm, với quyết tâm chính trị cao, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố.
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, Đảng bộ Thành phố đã nghiêm túc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, với quyết tâm chính trị cao đã tập trung lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng cải cách, củng cố, kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới.
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Báo cáo về kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2024, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, sáng 21/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, năm 2024, Thành phố đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược để tạo tiền đề cho sự phát triển của Thủ đô giai đoạn tới.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Sáng nay (21/1), tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 21, họp bàn về một số nội dung quan trọng. Trong đó có Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII và Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ.
Xem thêm
Phiên bản di động