Việt Nam lần đầu tiên có sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật trực tuyến
“Nghệ thuật dành cho bạn” lần 8 tại Hà Nội | |
Lưu hành các tác phẩm ca múa nhạc: Nhiều quy định còn bất cập |
Một tác phẩm của họa sĩ Thành Chương từng bị biến thành tranh của người khác. |
Theo họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, vấn đề bản quyền là câu chuyện nhức nhối và đáng báo động tại thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay.
"Nhiều năm nay, nếu âm nhạc đã có nhạc sĩ Phó Đức Phương bền bỉ gõ cửa từng cá nhân, đơn vị để “hỏi” tiền tác quyền thì hội họa, đã đến lúc cũng phải có một người như vậy", ông nói.
Tranh giả, tranh chép là một thực trạng tồi tệ của mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Ảnh: Hồ Quang |
Tuy nhiên, theo họa sĩ Vũ Huy Thông, tiền tác quyền của một tác phẩm hội họa vẫn còn là một điều xa lạ đối với nhiều người Việt. Công chúng Việt Nam vẫn chưa có thói quen trả tiền bản quyền trong lĩnh vực mỹ thuật. Đó là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tranh giả, tranh chép đang công khai thách thức ngay cả với các cơ quan chức năng.
"Bản quyền tác phẩm mỹ thuật - một câu chuyện khó nhưng nếu không bắt đầu thì mãi mãi chúng ta không làm được", ông Thông nhấn mạnh.
Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông. Ảnh: H.Q |
Họa sĩ Vũ Huy Thông cũng cho rằng, một trong những giải pháp được được ra với mục đích minh bạch hóa thị trường mỹ thuật chính là việc tạo dựng sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật trực tuyến. Đây là một mô hình tiên phong trong hoạt động xây dựng thị trường kinh doanh tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam do Indochine art khởi xướng.
Đây là nơi các họa sĩ có thể tham gia trưng bày, “rao bán” các tác phẩm nghệ thuật của mình một cách công khai, minh bạch.
Theo ông, sàn hoạt động minh bạch tuyệt đối, bởi được áp dụng theo dạng hợp đồng hợp tác trực tuyến. Nghệ sĩ khi tham gia sẽ có một tài khoản riêng, có mật khẩu riêng. Sàn giao dịch hỗ trợ các nghệ sĩ khi đăng tải tác phẩm, tuy nhiên cả hai bên đều có quyền kiểm soát thông tin này.
Nhiều họa sĩ, chuyên gia mỹ thuật bức xúc và mong muốn tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn tình trạng tranh giả. Ảnh: H.Q |
Khi tham gia kinh doanh mô hình này, chúng tôi phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thương mại điện tử. Khi đăng một tác phẩm, chúng tôi sẽ phải cung cấp giấy chứng nhận tác quyền. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ đồng ý tham gia với chúng tôi cũng phải tuân thủ thuế thu nhập của Nhà nước. Khi các tác phẩm được bán, sẽ xác định giá trị thật của tác phẩm.
Theo ông, mặc dù trang giao dịch trực tuyến mới hoạt động được vài ngày, nhưng số lượng hợp đồng các họa sĩ đăng ký đã lên tới gần trăm người, cho thấy tín hiệu vui về một thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp, uy tín, giàu tiềm năng, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền còn khá phổ biến hiện nay.
Theo Đào Bích/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05