Việt Nam kêu gọi các bên liên quan ở Libya sớm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình
Báo cáo trước Hội đồng Bảo an, bà Stephanie Williams, Quyền Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Libya kiêm người đứng đầu UNSMIL cho biết mặc dù giao tranh đã giảm từ tháng 6 đến nay nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ở khu vực xung quanh thành phố Sirte.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến công khai về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya. Ảnh: B.N.G |
Bà Stephanie Williams cũng bày tỏ quan ngại về việc các bên liên quan tại Libya tiếp tục được hỗ trợ từ bên ngoài, về suy thoái kinh tế và gia tăng bất ổn xã hội, đặc biệt là các cuộc biểu tình tại Thủ đô Tripoli từ cuối tháng 8/2020.
Quyền Đại diện đặc biệt ghi nhận một số nỗ lực gần đây của các bên ở Libya, trong đó có việc ra Tuyên bố ngày 21/8/2020 kêu gọi ngừng bắn, thiết lập một khu vực phi quân sự ở thành phố Sirte và tiến tới bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào tháng 3/2021; nhấn mạnh giải pháp duy nhất cho xung đột tại Libya là đối thoại và thỏa hiệp nhằm hướng tới một thỏa thuận chính trị toàn diện; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước tham gia Hội nghị Berlin về Libya tiếp tục đóng góp vào tiến trình hòa bình ở Libya.
Chủ tịch Ủy ban Trừng phạt Libya của Hội đồng Bảo an (Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Đức) nhấn mạnh các bên liên quan ở Libya và các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực thi đầy đủ lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an liên quan đến Libya.
Trong phát biểu, các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều chia sẻ quan ngại của Quyền Đại diện đặc biệt về tình hình Libya; kêu gọi các bên ở Libya tôn trọng Tuyên bố ngày 21/8, sớm quay trở lại tiến trình đàm phán hòa bình và đạt thỏa thuận ngừng bắn dài hạn; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, bảo đảm tiếp cận nhân đạo trong bối cảnh đại dịch Covid-19; ủng hộ việc tiếp tục gia hạn nhiệm vụ của UNSMIL.
Nhiều nước kêu gọi việc sớm bổ nhiệm Đại diện đặc biệt mới của Tổng Thư ký về Libya (thay thế ông Ghassan Salamé, đã từ chức đầu tháng 3/2020).
Đại diện Libya nhấn mạnh cam kết và nỗ lực của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) trong việc thúc đẩy giải pháp chính trị cho xung đột; lên án việc lực lượng đối lập tấn công dân thường và các cơ sở dân sự; kêu gọi Hội đồng Bảo an có hành động cụ thể hơn trong việc thúc đẩy hòa bình tại Libya.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy các cam kết của Hội nghị Berlin về Libya đã được Hội đồng Bảo an ủng hộ tại Nghị quyết 2510.
Đại sứ ghi nhận Tuyên bố 21/8 của các bên liên quan, kêu gọi các bên chấm dứt chiến sự và quay trở lại đàm phán hòa bình trên 03 kênh chính trị - quân sự - kinh tế; ghi nhận nỗ lực của Liên hợp quốc, UNSMIL, các nước láng giềng của Libya và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy hòa bình ở Libya; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an và chấm dứt sự can thiệp từ bên ngoài.
Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ hoạt động của UNSMIL, trong đó có việc gia hạn nhiệm vụ của UNSMIL thêm 12 tháng, cũng như việc sớm bổ nhiệm Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Libya.
*Xung đột tại Libya tiếp tục là một trong những xung đột vũ trang phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Lực lượng của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tiếp tục giao chiến bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo thông tin từ UNSMIL, trong 6 tháng đầu năm 2020, số thương vong dân thường là hơn 350 người, tăng 173% so với cùng thời điểm năm ngoái. Hơn 400.000 người bị mất nhà cửa kể từ tháng 4/2019. Tính đến ngày 2/9/2020, Libya đã ghi nhận hơn 15000 ca nhiễm và hơn 250 trường hợp tử vong vì Covid-19. **Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) được thành lập theo Nghị quyết 2009 (tháng 9/2011). Đây là Phái bộ Chính trị với nhiệm vụ chính là hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp chính trị và tiến hành bầu cử toàn quốc ở Libya. UNSMIL được gia hạn gần nhất theo Nghị quyết 2486 (12/9/2019) với thời hạn 12 tháng và sẽ hết hạn nhiệm vụ vào ngày 15/9/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17