-->

Việt Nam - Hàn Quốc: Rộng mở cơ hội hợp tác về lao động

(LĐTĐ) Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được bắt đầu từ năm 1993, thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Hiện Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt với gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Malaysia sẽ tăng cường hợp tác về lao động, đào tạo nghề với Việt Nam Sẽ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về lao động kỹ năng đặc định

Rộng mở cơ hội

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo "Nhìn lại hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực lao động, việc làm và xã hội nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao". Đây là dịp để hai bên nhìn lại chặng đường hợp tác tốt đẹp trong 30 năm qua và trao đổi các giải pháp để mối quan hệ hợp tác ngày càng vững chắc, thực chất và toàn diện.

Việt Nam - Hàn Quốc: Rộng mở cơ hội hợp tác về lao động
Hàn Quốc hiện đang là một trong những thị trường trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), trong 30 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội. Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được bắt đầu từ năm 1993, thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã nhiều lần ký Thỏa thuận hợp tác vào các năm 2004, 2009, 2013, 2019. Hai Bộ đã thiết lập quan hệ đối tác trung, dài hạn và tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Dấu mốc quan trọng trong hợp tác lao động với Hàn Quốc là năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc phê duyệt Luật Cấp phép cho lao động nước ngoài (gọi là chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 1/8/2004, mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Đặc biệt, nhằm bảo vệ quyền lợi toàn diện cho người lao động hai nước làm việc trên lãnh thổ của nhau trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng tăng, ngày 14/12/2021, tại thủ đô Seoul, với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc. Đây là một mốc mới trong quan hệ hợp tác về đảm bảo an sinh xã hội cho người dân hai nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các chương trình hợp tác góp phần nâng tầm quan hệ hai nước lên mức chiến lược toàn diện, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho rằng cần xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác tài chính, kỹ thuật, triển khai các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động có trình độ, chuyên môn, phục vụ đầu tư nước ngoài trong đó có đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam.Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức hợp tác lao động bao gồm các cơ chế cấp phép, lao động thời vụ, lao động kỳ nghỉ và lao động trong các lĩnh vực đặc thù. Tăng cường hợp tác kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ vào việc phát triển và quản lý thông tin thị trường lao động.

Ông Kwon Gi Seob, Thứ trưởng Bộ Việc làm – Lao động Hàn Quốc, khẳng định, 30 năm qua, cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, hợp tác lao động về giữa hai nước đã được nâng lên tầm cao mới. Ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc và ở chiều ngược lại, ngày càng có nhiều lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam. Họ trở thành những cầu nối trong quan hệ giữa hai nước. Việc bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người lao động được Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm thông qua các ký kết hợp tác, các buổi làm việc trực tiếp giữa các cơ quan chuyên môn đã cho thấy mục tiêu bảo vệ người lao động, tất cả vì người lao động của hai nước.

Đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người lao động

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Gia Liêm cho biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt. Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp và có tới 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Thứ nhất, đi theo Chương trình EPS, đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay có hơn 100.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và hiện có gần 28.000 lao động đang làm việc (visa E9) tại Hàn Quốc theo Chương trình này. Người lao động có mức thu nhập bình quân từ 1.500 - 2.000 USD/ tháng và được hưởng quyền lợi và các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12/2021.Thứ hai là lao động kỹ thuật (visa E7), đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc. Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cũng có thể thi để chuyển đổi sang lao động kỹ thuật với visa E7.

Những lao động nay cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc (trên 5 năm) với mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/ tháng. Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang là việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.Thứ ba là người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc. Hiện có gần 10.000 thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450-550 USD/ tháng và tàu cá gần bờ là 1.400 USD/ tháng.

Ngoài ra, từ năm 2016, Bộ LĐTBXH đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, đã tạo điều kiện cho người nông dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Hiện có 9 địa phương gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cà Mau và Quảng Bình đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc và đưa gần 1.000 lao động đi, 17 tỉnh đang xúc tiến đàm phán để ký thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc.

"Việc đa dạng các hình thức phái cử lao động sang Hàn Quốc nhằm tận dụng những ngành nghề mà phía bạn đang thiếu, trong khi rất phù hợp với người lao động Việt Nam. Cách tổ chức bài bản, chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến xuất cảnh cũng là cách để hạn chế tối đa lao động bỏ trốn, lấy lại hình ảnh lao động Việt trên đất Hàn. Quan trọng hơn cả là bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người lao động từ chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng có mức thu nhập tốt nhất" - ông Liêm nhấn mạnh./.

Tú Anh

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, cá nhân sẽ không còn được đơn phương hành nghề như trước đây.
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024, lĩnh vực lao động, việc làm ước đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%...
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, nhu cầu về mức lương làm việc của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 11,65%, trên 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 41,15%, trên 15-20 triệu đồng/tháng chiếm 26,25%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,89% tổng nhu cầu mức lương.
Xem thêm
Phiên bản di động