Việt Nam có thêm 17 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 5 loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng và tri thức dân gian.
![]() |
Nghề cốm Mễ Trì là một trong 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (ảnh: Bảo Thoa) |
17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đợt này gồm:
1. Lượn Cọi của người Tày (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn);
2. Nghề rèn của người Nùng An (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng);
3. Hò Cần Thơ (huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ);
4. Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé; xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên);
5. Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (xã Sín Thầu, xã Chung Chải, xã Sen Thượng, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên);
6. Lễ hội Chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
7. Hát Dậm Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
8. Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội);
9. Nghề cốm Mễ Trì (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội);
10. Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai);
11. Nghi lễ Then của người Giáy (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai);
12. Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (Xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ);
13. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi);
14. Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng);
15. Lễ hội Nghinh Ông (thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng);
16. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang);
17. Xường giao duyên của người Mường (xã Cao Ngọc, xã Thạch Lập, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Tin khác

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06