-->
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải:

Việt hóa kịch bản phim không hề đơn giản

Thời gian qua, nhiều bộ phim truyền hình Việt hóa kịch bản đã gặt hái được những thành công đáng kể như “Cầu vồng tình yêu”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Người phán xử”… Trong bối cảnh kịch bản Việt vẫn đang khan hiếm thì việc Việt hóa kịch bản được xem như hướng đi giúp phim truyền hình khởi sắc. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) xung quanh vấn đề này.
viet hoa kich ban phim khong he don gian Hồng Đăng - Mạnh Trường là tình địch trong "Cả một đời ân oán"
viet hoa kich ban phim khong he don gian Vẫn có sức hút riêng
viet hoa kich ban phim khong he don gian Việt hóa phim Hàn màn ảnh rộng: Diễn nhạt cũng “chào thua”
viet hoa kich ban phim khong he don gian Bộ phim sitcom "Gia đình là số 1" phiên bản Việt đã chính thức bấm máy
viet hoa kich ban phim khong he don gian
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải.

-PV: Được biết, nguồn kịch bản đến từ nước ngoài chiếm 40% kịch bản phim do VFC sản xuất trong năm 2017. Có phải việc mua lại bản quyền phim nước ngoài được xem như lựa chọn khôn ngoan giúp dễ dàng có những bộ phim “bom tấn” không, thưa ông?

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: Không hẳn là như vậy. Rất nhiều dự án phim mua của nước ngoài nhưng không thành công. Do đó việc lựa chọn kịch bản phim để Việt hóa là cả một vấn đề vô cùng quan trọng và đôi khi là mạo hiểm.

Việc lựa chọn các bộ kịch bản phim phù hợp theo tiêu chí của nhà sản xuất không phải là dễ dàng, đôi khi còn cần may mắn. Vì không có một mẫu số chung nào luôn đáp ứng được các việc đó. Một ví dụ là bộ phim “Người phán xử” gây bão thời gian qua. Nếu ai đã từng xem kịch bản gốc của phim “Người phán xử” do Isarel sản xuất sẽ thấy khác rất nhiều so với phiên bản do VFC sản xuất. Các nhà sản xuất phải biết phát hiện vấn đề, và dựa cốt truyện của kịch bản để sáng tác tiếp. Bản thân chúng tôi sau khi mua các kịch bản phim từ nước ngoài về cũng phải bỏ rất nhiều công sức để sáng tác, nghiên cứu cách thức chuyển đổi kịch bản phim mua ở nước ngoài thành các kịch bản Việt hóa. Điều này lý giải tại sao sau khi đã có kịch bản phim “Người phán xử”, chúng tôi phải mất tới 3 năm để viết lại kịch bản. Khi Việt hóa kịch bản, nhân vật Diễm My – con dâu Phan Quân gần như phải viết lại toàn bộ. Trong kịch bản gốc đời sống tình cảm của vợ chồng Diễm My – Phan Hải và cô bồ rất phức tạp, rất nhiều cảnh nóng nhưng khi làm phim phải cân nhắc và khai thác phù hợp với văn hóa người Việt. Hay như bộ phim hứa hẹn sẽ là bom tấn tiếp theo là “Cả một đời ân oán” cũng được mua kịch bản từ phim “Cô dâu bạc triệu” do Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất. Mặc dù đã có kịch bản trong tay từ 3 đến 4 năm trước nhưng tới thời điểm này chúng tôi mới ra mắt phim. Nói như vậy để thấy rằng việc Việt hóa kịch bản không hề đơn giản.

viet hoa kich ban phim khong he don gian
Một cảnh trong bộ phim được Việt hóa kịch bản “Cả một đời ân oán”.

-Các kịch bản phim của VFC được lấy từ nguồn nào?

Một là từ các tác giả chuyên nghiệp. Hai là bản thân VFC đặt hàng các nhà văn, nhà sáng tác, cộng tác viên. Ngoài ra là từ các hội chợ phim được tổ chức ở nước ngoài. Hàng năm diễn ra nhiều hội chợ phim tại Singapore, Mỹ, Hồng Kông… Tại đó, nhiều hãng sản xuất công khai giới thiệu dự án phim, bán các kịch bản, gameshow, thậm chí có thể trao đổi ngay trên mạng internet. Có thể đối với chúng ta là mới mẻ nhưng thực ra các nhà sản xuất phim đến từ các nước công nghiệp phim phát triển như Trung Quốc, Pháp, Anh hay Hollywood (Mỹ) đã làm việc đó từ lâu rồi và họ đều tham gia các hội chợ đó để tìm kiếm các kịch bản mang về. Đó là việc rất bình thường trong hoạt động trao đổi bản quyền. Các hoạt động đó đều công khai. Trong các hội chợ đó có tới hàng nghìn các kịch bản để lựa chọn. Các nhà sản xuất Việt cũng qua đó tìm hiểu, phát hiện và lựa chọn cho mình những bộ kịch bản phù hợp để sản xuất, mang về Việt hóa. Tôi cũng vừa trở về từ hội chợ phim ở Singapore. Ở đó có rất nhiều các nhà xuất phim cùng tham dự như là BHD, Cát Tiên Sa…

-Với 3 nguồn kịch bản phim như trên, VFC có thiếu các kịch bản hay không?

VFC luôn trong tình trạng thiếu các kịch bản hay để sản xuất. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là, công tác đào tạo viết kịch bản chuyên nghiệp cho phim truyện truyền hình của chúng ta chưa được chú trọng nhiều.Trong các trường điện ảnh thì hầu hết đào tạo viết kịch bản biên kịch điện ảnh, tức là các kịch bản rất ngắn. Nhưng đối với phim truyện truyền hình dài tập, để có thể kéo khán giả theo dõi bộ phim trong vòng vài tháng thì cần kịch bản rất dài. Chưa kể đặc thù thị hiếu xem phim của khán giả từng nước. Ví dụ như với Hồng Kông, Nhật Bản… thì các phim truyền hình chỉ thường 12-16 tập, nhưng với khán giả Việt Nam thì chừng đó là chưa đủ để kéo khán giả theo dõi phim. Do đó, bằng am hiểu khán giả và kinh nghiệm của các nhà sản xuất để đặt hàng và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Ví dụ như bộ phim “Thương nhớ ở ai” từ nguồn kịch bản đặt hàng, do đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng. Hay “Zippo Mù tạt và em” được đặt hàng một cách “đo đinh đóng giầy” cho diễn viên Hồng Đăng và Mạnh Trường. Có những phim chúng tôi lựa chọn diễn viên và đề tài để đặt hàng các tác giả viết. Về các đề tài, chúng tôi có các kế hoạch sản xuất phát sóng, cân đối các đề tài với nhau. Đôi khi trước những vấn đề nóng của cuộc sống nhưng người viết kịch bản chưa tạo dựng được hoặc các đạo diễn chưa thể sản xuất. Cho nên đôi khi có những kịch bản đã được viết nhưng phải gác lại.

-Về việc chia sẻ bản quyền phát sóng phim đối với các nước trong khu vực đã được nhắc đến rục rịch từ lâu rồi nhưng đến thời điểm này chưa được thực hiện, theo ông nguyên nhân do đâu?

Đầu tiên là vấn đề kỹ thuật. Đây là một thực tế mình đi sau các nước bạn. Các nước bạn đang thực hiện phát sóng tiêu chuẩn 4K – chất lượng cao nhất về hình ảnh từ lâu, trong khi ở Việt Nam trong 1 năm trở lại đây mới áp dụng các công nghệ 4K. Khi nước ngoài phát triển truyền hình thì một trong những tiêu chí đầu tiên mà họ lựa chọn là hạ tầng kỹ thuật. Họ yêu cầu các phim phải đáp ứng các yếu tố về kỹ thuật phát được trên hệ thống của họ. Vấn đề đó bây giờ ở Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận được, hy vọng thời gian tới sẽ sẵng sàng cho việc chia sẻ bản quyền phát sóng với các nước.

Xin cám ơn những chia sẻ của ông!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động