Viên gạch đầu tiên cho nền nhiếp ảnh chuyên nghiệp
Trà đá Hà Nội qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Pháp | |
Hà Nội thân thiện và sáng tạo qua ống kính nhiếp ảnh | |
Tác giả bức ảnh "Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu" qua đời ở tuổi 94 |
Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật được đông đảo công chúng tham gia và yêu thích, làm cho cuộc sống phong phú hơn, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân. Đã có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật đọng lại trong lòng đông đảo công chúng và bạn bè quốc tế.
Cần chuyên nghiệp hóa các hoạt động nhiếp ảnh (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Cũng vì thế mà nhiều Câu lạc bộ nhiếp ảnh mới ra đời, điều này là dấu hiệu cho thấy ngoài việc nhiếp ảnh đã trở thành một nhu cầu rộng rãi trong đời sống xã hội, còn cho thấy nhu cầu hội nhập và vươn ra quốc tế của nhiếp ảnh Việt Nam. Vì vậy, xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng nằm trong việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án "Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam" được xây dựng dựa trên lợi thế của Việt Nam về di sản văn hóa thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và đất nước con người với mục tiêu trở thành “Thương hiệu quốc gia” giai đoạn 2020 - 2030.
Thạc sĩ, họa sĩ Vi Kiến Thành, Tổng Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, hiện nay, nhiếp ảnh Việt Nam đang đứng trước một thách thức rất lớn. Mặc dù đông người tham gia và các hoạt động cũng dày đặc, nhưng điều đó lại rất dễ dẫn đến tính cào bằng và nghiệp dư hóa. Đó là một thách thức với ngành nhiếp ảnh, không chỉ với các nhà nhiếp ảnh trẻ mà còn với những nhà nhiếp ảnh đã có nhiều kinh nghiệm. Nhiếp ảnh không thuần túy là nghệ thuật mà còn mang tính thời sự, tính sự kiện, tính báo chí cho nên nhiếp ảnh là một môn “nghệ thuật khó”. Trong sự phát triển của công nghệ, xã hội và sự thay đổi về thẩm mỹ của khán giả hiện nay, những tiêu chí về tác phẩm ảnh cũng cần phải thay đổi.
Cũng theo ông Vi Kiến Thành, đề án xây dựng "Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam" nhằm giảm hiện tượng nghiệp dư hóa nhiếp ảnh. Thông qua đề án này để phát triển nhiếp ảnh Việt Nam có tính chiều sâu bằng các hoạt động mua bán tác phẩm, mở ra thị trường nhiếp ảnh, thay đổi nhận thức về nhiếp ảnh.Việc xây dựng thành phố nhiếp ảnh có nhiều thuận lợi và cũng góp phần quảng bá, giới thiệu các thế mạnh của địa phương, thu hút du lịch. Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động liên quan đến ngành nhiếp ảnh như: Triển lãm, thi ảnh, trại sáng tác, khóa học (workshop), hội thảo, tọa đàm, giao lưu, hội chợ nhiếp ảnh, dịch vụ, mua bán tác phẩm ảnh, thiết bị kỹ thuật phục vụ nhiếp ảnh…
Chọn Thành phố nhiếp ảnh ở đâu? Đó là điều mà các nhà quản lý văn hóa, nghệ thuật, các nghệ sĩ nhiếp ảnh cần cân nhắc. Sau khi Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm khảo sát và làm việc tại các địa phương, một số tỉnh, thành phố như: Ninh Bình, Hội An - Quảng Nam, Đà Lạt - Lâm Đồng, Đà Nẵng… đã đáp ứng được tiêu chuẩn, bên cạnh một số những địa phương tiềm năng khác là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Sapa - Lào Cai, Hạ Long - Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế…
Dự kiến lần đầu tiên tổ chức “Thành phố nhiếp ảnh Việt Nam” vào năm 2020, trong 15 ngày với nhiều hoạt động triển lãm, thi ảnh marathon (chụp ảnh trong vòng 24 giờ), hội thảo, giao lưu, workshop, tổ chức cho các nhiếp ảnh gia quốc tế và trong nước đi sáng tác, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức hội chợ nhiếp ảnh… tại địa phương nơi đăng cai tổ chức.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11