--> -->

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4

Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án quan trọng quốc gia, cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Thủ đô và cả nước. Theo tính toán, nếu giải phóng mặt bằng xong, bàn giao đất “sạch”, dự kiến công trình sẽ được thực hiện trong 36 tháng. Từ đó có thể khẳng định công tác giải phóng mặt bằng là mấu chốt để dự án được triển khai đúng tiến độ.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô Chốt thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15: Thí sinh ở huyện Quốc Oai giành giải Nhất tuần 1 vòng sơ khảo

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai nhiệm vụ

Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm, thành phố Hà Nội đã sớm phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 đi qua địa phận các huyện, làm căn cứ để xác định phạm vi, diện tích phục vụ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4
Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh về triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết, tuyến đường Vành đai 4 sẽ giúp mở rộng không gian phát triển, khai thác các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ riêng cho Hà Nội mà còn cho các địa phương trong Vùng Thủ đô.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, huyện Mê Linh đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo, tiến hành nhiều công việc như rà soát toàn bộ phần diện tích dự kiến sẽ đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai phương án tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, không để xảy ra biến động về đất đai trong giai đoạn hiện nay.

Theo ông Liêm, đường Vành đai 4 đi qua huyện Mê Linh có chiều dài đoạn tuyến 11,2km, tổng diện tích giải phóng mặt bằng dự kiến là trên 192ha. Trong đó, diện tích đất ở 8,6ha, diện tích đất nông nghiệp trên 179ha và diện tích đất khác là 4,6ha. Huyện dự kiến xây dựng tái định cư ở 3 xã dành cho 435 hộ dân, tương ứng với diện tích 7,83ha.

Để công việc được triển khai thuận lợi, đạt hiệu quả cao, Bí thư Huyện ủy Mê Linh kiến nghị Thành phố sớm cung cấp hồ sơ dự án để thống kê chính xác, làm công tác quản lý và giải phóng mặt bằng, đề nghị cơ chế chính sách đặc thù, cho phép thu hồi diện tính đất nông nghiệp dưới 50m2.

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4
Công bố, bàn giao chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 qua Mê Linh, Sóc Sơn. (Ảnh: Minh Anh)

Trong khi đó, ông Bùi Văn Sáng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai chia sẻ, đường Vành đai 4 hoàn thành sẽ từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. “Dự án mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Thanh Oai, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, phấn đấu đạt tiêu chí quận của thành phố Hà Nội giai đoạn 2026 - 2030”, ông Sáng nói.

Về tiến độ công việc đã triển khai phục vụ dự án trên địa bàn, ông Bùi Văn Sáng cho biết, đến thời điểm này, UBND huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trình Thành phố phê duyệt. UBND huyện đã báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy về chủ trương, hướng tuyến, vị trí đường Vành đai 4; làm việc với 6 xã có đất nền trong vùng dự án.

“UBND huyện Thanh Oai đã ban hành văn bản yêu cầu các xã thực hiện nghiêm túc việc nghiêm cấm đăng ký biến động đất đai (chuyển đổi, chuyển nhượng…), xác nhận mua bán đất nông nghiệp; đồng thời, đóng các nghĩa trang nhân dân (trong vùng dự án) không thực hiện cải táng, hung táng…”, ông Sáng cho biết.

Theo Chủ tịch huyện Thanh Oai, qua rà soát, thống kê sơ bộ, diện tích thu hồi phục vụ làm Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở chỉ giới đường đỏ) thuộc địa phận huyện Thanh Oai cụ thể như sau: Dự án có chiều 7,9km thuộc địa phận 6 xã (gồm: Bích Hòa 2,1km; Cự Khê 2km; Bình Minh 0,28km; Tam Hưng 0,98km; Mỹ Hưng 1,44km, Thanh Thùy 1,1km). Tổng diện tích đất thu hồi là 88,41ha, trong đó đất nông nghiệp 78,13ha và đất phi nông nghiệp 10,27ha (gồm đất ở 1ha; giao thông thủy lợi nội đồng 6,67ha; nghĩa trang - nghĩa địa 2,59ha). Tổng số hộ phải giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là 1.501 hộ, gồm: 1.460 hộ có đất nông nghiệp; 41 hộ có đất ở và vườn (trong số này có 36 hộ có nhu cầu và đủ điều kiện tái định cư). Quỹ đất quy hoạch dự kiến tái định cư là 1ha tại xã Cự Khê.

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4
Sơ đồ Vành đai 4 sẽ mở theo quy hoạch qua địa bàn huyện Thanh Oai. (Ảnh: Google Map)

Để công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ, ông Bùi Văn Sáng đề nghị, Thành phố sớm cắm mốc giới tại thực địa và ban hành văn bản đề nghị giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó huyện sẽ triển khai theo kế hoạch đã đề ra, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng theo quy định của pháp luật. “Đề nghị Thành phố có cơ chế đặc thù phê duyệt 1 phương án và áp giá bồi thường theo nhóm huyện hoặc theo tuyến; có cơ chế đặc thù đối với mức giá hỗ trợ di chuyển mồ mả; đề nghị Thành phố xem xét giao các huyện, quận tự lo quỹ đất tái định cư”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai bày tỏ.

Cũng giống như hai huyện Mê Linh và Thanh Oai, tất cả các quận, huyện của Hà Nội có đường Vành đai 4 đi qua đều đã sẵn sàng mọi điều kiện để triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng theo quy định của pháp luật, sớm bàn giao đất “sạch”, để công trình “về đích” đúng tiến độ.

Phấn đấu bàn giao đất “sạch” trước ngày 31/12/2023

Tại cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh về triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mới đây, ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, tiến độ giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành 70% trong tháng 6/2023, phấn đấu hoàn thành xong công tác quan trọng này trong tháng 12/2023.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, nếu giải phóng mặt bằng xong, bàn giao đất “sạch”, dự kiến công trình sẽ được thực hiện trong 36 tháng. Do đó, các địa phương phải chú trọng cho công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, bởi nếu chậm 1,2 tháng là sẽ chậm tiến độ cả dự án.

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4
Tuyến đường Vành đai 4 sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong Vùng Thủ đô. (Ảnh minh họa: Hữu Duyên)

Cũng cho rằng khâu giải phóng mặt bằng sẽ quyết định đến việc bảo đảm tiến độ dự án, ông Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, áp lực về mốc thời gian thực hiện theo đúng kế hoạch là rất lớn, tuy nhiên Bắc Ninh sẽ quyết tâm để thực hiện đúng tiến độ; đồng thời khẳng định sẽ triển khai công tác này thống nhất với cách làm của Hà Nội.

Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn, công tác giải phóng mặt bằng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, tỉnh Hưng Yên đề nghị thành phố Hà Nội, nghiên cứu cắm mốc giải phóng mặt bằng toàn tuyến sau đó bàn giao cho các địa phương thực hiện tạo sự thuận lợi và đồng bộ trên cả tuyến.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, tiến độ giải phóng mặt bằng với mục tiêu hoàn thành trước ngày 31/12/2023 là mốc thời gian rất quan trọng. Đây là dự án có tính chất bản lề, phải hoàn thành kịp tiến độ mới có thể khởi công dự án vào tháng 6/2024; đòi hỏi từng tỉnh, thành phố phải có quyết tâm chính trị rất cao để thực hiện.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, từng địa phương nên chủ động nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất các phương án; nhất là trong phương án xử lý di dời các nghĩa trang, việc giải phóng mặt bằng, di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đất liên quan đến an ninh, quốc phòng, các khu vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng… trên cơ sở đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân; bảo đảm tránh những khiếu kiện phức tạp có thể xảy ra.

Việc giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án đường Vành đai 4
Hướng tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Ảnh: Google Map)

Tại cuộc họp này, thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo vùng triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đồng thời ban hành Kế hoạch phối hợp làm cơ sở triển khai thực hiện Dự án một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, ngoài kế hoạch phối hợp chung, mỗi địa phương cần có kế hoạch riêng, để phân công cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và chỉ đạo sâu sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, Dự án đường Vành đai 4 là dự án quan trọng quốc gia, quá trình thực hiện cần triển khai nhiều thủ tục với nhiều cơ chế chính sách đặc biệt, thậm chí có những thủ tục chưa có trong quy định của pháp luật. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền hoặc phát sinh những vướng mắc liên quan đến nhiều địa phương, 3 tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất gửi UBND thành phố Hà Nội làm đầu mối để tổng hợp, kiến nghị Chính phủ xem xét, tháo gỡ.

Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô 112,8km và sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 3 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công; 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông).

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Trận tranh Siêu cúp Bỉ 2025 sẽ diễn ra vào lúc 23h30 ngày 20/7, chứng kiến màn so tài đỉnh cao giữa hai thế lực của bóng đá Bỉ: Royale Union SG và Club Brugge. Đây không chỉ là một trận tranh cúp đơn thuần mà còn là cuộc tái đấu đầy duyên nợ giữa nhà đương kim vô địch giải VĐQG và đội đoạt cúp Quốc gia, hứa hẹn một đêm bóng đá hấp dẫn và kịch tính.
Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Malaysia trong khuôn khổ lượt cuối bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 21/7, không chỉ là một cuộc đối đầu thông thường mà đã trở thành một trận “chung kết bảng” thực sự. Giờ đây, cả hai đội sẽ phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé đi tiếp, đặc biệt là U23 Malaysia.
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.

Tin khác

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Thiên Lộc xây dựng chính quyền 2 cấp hiệu quả, phục vụ nhân dân

Xã Thiên Lộc xây dựng chính quyền 2 cấp hiệu quả, phục vụ nhân dân

Sau nửa tháng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bộ máy chính quyền xã Thiên Lộc, Hà Nội từng bước vận hành hiệu quả. Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm phục vụ, chính quyền xã đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tiễn, bước đầu phát huy hiệu quả, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ.
Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Vừa qua, tại xã Đại Thanh đã diễn ra Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng xã Đại Thanh và Đại hội Đảng bộ Uỷ ban nhân dân xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Các đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của chính quyền địa phương 2 cấp hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.
Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Thanh Liệt và Chi bộ các cơ quan trực thuộc Đảng bộ Uỷ ban nhân dân phường vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động