Video độc hại liên tục bủa vây, có nên cho trẻ xem Youtube nữa không?
Google gỡ bỏ nội dung mang tính khủng bố, bạo lực trên Youtube | |
Thủ tướng đề nghị Google xử lý tin xấu độc trên Youtube | |
Hướng dẫn xem YouTube ở chế độ thực tế ảo trên iPhone |
Youtube có còn là kênh học tập không?
Sự phát triển của smartphone khiến cho cuộc sống người dân trở nên thông minh và đa dạng hơn. Với chiếc smartphone, người dùng có thể tìm kiếm, kết nối dễ dàng với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, để ý sẽ thấy các trẻ em hiện nay đều được bố mẹ yêu chiều cho cầm chiếc smartphone để giải trí và giúp trẻ học tập.
Tuy nhiên, liên tiếp gần đây, nội dung độc hại trên Youtube liên tục xuất hiện, khiến cho người dùng phải suy nghĩ lại. Chỉ với từ khóa đơn giản như New Lunar 2017, người dùng sẽ thấy ngay những video đầy phản cảm. Hay các từ khóa có liên quan đến phim đồi trụy, phim sex đều dễ dàng tìm kiếm trên Youtube.
Thậm chí thử đánh 1 từ khóa như chữ A, B hay S... đều có ít nhất một hai video có hình ảnh mát mẻ.
Video dành cho trẻ em với những nội dung không phù hợp |
Chưa kể, vừa qua, Dân trí có đăng tải bài viết về một kênh video nổi tiếng dành cho trẻ em mang tên Thơ Nguyễn. Kênh video này đăng tải rất nhiều video, trong đó có những video không thực sự phù hợp với trẻ. Chẳng hạn video "Thí nghiệm đun lon nước và cái kết". Trong video này, mô tả cảnh dùng lửa đốt 4 lon nước ngọt và bia để xem hiện tượng khi đốt. Dù cảnh báo rằng đây là một thí nghiệm và đề nghị các trẻ không làm theo nhưng thực sự rằng, không ai biết trẻ có làm theo hay không? Nếu giả sử một trong những đứa trẻ theo dõi video này, vì sự tò mò khiến chúng làm theo thì những hậu quả xảy ra đều không thể lường tới.
Đại diện từ Youtube cũng đã khẳng định rằng: "Những nội dung vi phạm chính sách chắc chắn sẽ bị gỡ bỏ khi người dùng của chúng tôi gắn cờ vi phạm".
Tuy nhiên, sau phản ánh đến nay, dù đã gỡ bỏ nhiều nhưng vẫn xuất hiện liên tục. Vì sao?
Vì sao video sex liên tục xuất hiện?
Nội dung xấu xuất hiện trên Youtube |
Một nhà sáng tạo video trên Youtube cho biết, những video dạng này đều được người dùng Việt đăng tải hằng ngày nên khó mà Youtube có thể xóa hết được. Bằng cách qua mặt thuật toán của Youtube để đăng tải và kiếm lượt theo dõi cũng như tiền quảng cáo. Do đó, họ bất chấp để làm và khi bị Youtube gỡ bỏ, họ đăng kí tiếp tục một kênh khác để thực hiện tiếp tục hành vi này.
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 3-4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Bộ tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn trong việc đấu tranh với nội dung xấu, độc hại, xúc phạm cá nhân, chia rẽ, gây hằn thù dân tộc và giả mạo các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhà nước trên internet.
Người đứng đầu Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn cho biết, trong thời gian qua đã phát hiện 8.000 clip độc hại trên Youtube và Google chỉ mới xử lý được 40 clip theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Đáng chú ý, Bộ trưởng cho rằng, Google chỉ mới chặn clip để người ở Việt Nam không thể xem được, còn người nước ngoài vẫn xem được clip. Trong khi đó yêu cầu từ Bộ TT&TT là phải gỡ bỏ hoàn toàn clip vi phạm.
Vì vậy, chỉ cần am hiểu công nghệ, thay đổi VPN đều có thể xem được video này. Và tất nhiên những clip trên đều có thể tải về và đăng tải lại một cách dễ dàng.
Nên tự bảo vệ con trẻ
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xem video trên Youtube nhiều nhất thế giới. Một thống kê khác cũng cho biết, người Việt lên Youtube để xem các video về giáo dục, dạy nấu ăn và giải trí. Youtube đã hưởng lợi rất nhiều từ thị trường này nhưng trách nhiệm của đơn vị này đối với người xem dường như được bỏ ngỏ.
Một điểm nữa là tính năng Youtube Kids dành riêng cho trẻ vẫn không thể sử dụng tại Việt Nam. Điều này khiến cho trẻ có thể gặp phải những video không thực sự phù hợp với lứa tuổi, khiến cho khả năng phát triển trí óc bị ảnh hưởng nặng.
Trước những vấn nạn như vậy, thiết nghĩ phụ huynh nên có những cơ chế để bảo vệ con trẻ. Những nội dung xấu, nội dung không thể chọn lọc, người dùng cũng nên cân nhắc cho trẻ rời xa môi trường này. Có rất nhiều cách để cho trẻ tiếp xúc học tập, chẳng hạn hãy tải về những video phù hợp, cho trẻ xem ở chế độ offline. Đó là những cách để chúng ta có thể bảo vệ trẻ một cách an toàn hơn.
Theo Gia Hưng/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54