Vỉa hè không dành cho... người đi bộ
Vỉa hè lại lộn xộn trước muôn kiểu lấn chiếm | |
Hà Nội: Nhiều vỉa hè bị tái chiếm sau 6 tháng ra quân | |
Hà Nội "tái khởi động" xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường |
Theo ghi nhận của phóng viên, trên một số tuyến giao thông như Hồ Tùng Mậu, Kim Mã, cầu Đền Lừ… hầu hết đã được phân chia làn dành cho ô tô, xe máy, xe đạp… Các quy định trong luật cũng ghi rõ, vạch “kẻ sọc ngựa vằn” và vỉa hè là không gian dành riêng cho người đi bộ.
Thế nhưng, trên thực tế tình trạng ô tô, xe máy đi lẫn vào làn riêng của nhau lấn đường của người đi bộ diễn ra thường xuyên. Mỗi khi đến giờ cao điểm, hàng loạt ô tô, xe máy đổ ào ra đường. Trong khi diện tích mặt đường có hạn, nhiều người vô tư lao hẳn lên vỉa hè. Thậm chí, đến cả khi dừng đèn đỏ nhiều phương tiện cũng dừng luôn trên vạch đường dành cho người đi bộ.
“Đoạn đường Hồ Tùng Mậu thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Ý thức của người tham gia giao thông qua khu vực này rất kém, họ điều khiển xe leo hẳn lên vỉa hè, chiếm hết đường của người đi bộ. Tôi nhiều lúc đang đi bộ còn bị xe máy phía sau bấm còi inh ỏi giục đi nhanh, lách sang chỗ khác, trong khi vỉa hè vốn dĩ rất bé”- anh Nguyễn Hoàng (quận Cầu Giấy) bức xúc.
Đường Hồ Tùng Mậu vào giờ cao điểm xe máy leo hẳn lên vỉa hè (Ảnh: Lê Thắm) |
Không chỉ câu chuyện vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm dụng, câu chuyện xe máy vô tư dừng đỗ trên vạch “kẻ sọc ngựa vằn” cũng đang là một thực trạng gây mất an toàn giao thông.
Anh Hoàng Phương (quận Hoàng Mai) cho biết: “Trường hợp xe máy dừng đỗ đèn đỏ ở vạch đường dành cho người đi bộ đã trở thành chuyện thường xuyên. Khi đi qua đây tôi vẫn tự hỏi, dừng như vậy có giúp họ đi nhanh hơn được hay không? Trong khi người đi bộ cứ phải khốn khổ len lỏi tìm chỗ đi ngay trên chính phần đường của mình”.
Vô tư dừng đèn đỏ trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ ở cầu Đền Lừ (Ảnh: Lê Thắm) |
Theo tìm hiểu, việc sử dụng vỉa hè đã được pháp luật quy định rất rõ ràng. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành 2 đạo luật quan trọng: Luật giao thông đường bộ và Luật xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Chính phủ đã có nhiều Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện các luật trên, trong đó đáng chú ý Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Tuy đã có các chế tài cụ thể để xử phạt nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng vẫn gặp phải nhiều khó khăn do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41