Vì sao phải tăng giá dịch vụ y tế
Đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng |
Trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối ngày 1/11, những vấn đề nêu trên đã lần lượt được đề cập và PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế đã có câu trả lời để giải đáp những thắc mắc của người dân.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối ngày 1/11. |
Trước tiên là căn cứ vào đâu mà sắp tới giá của 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng lên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn những căn cứ pháp lý liên quan đến Luật Bảo hiểm y tế, Nghị quyết Trung ương số 63, Nghị định 16 của Chính phủ liên quan đến vấn đề nêu trên.
Ngoài những căn cứ pháp lý, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu không tính giá dịch vụ đúng, đủ thì chất lượng dịch vụ y tế sẽ không thể tăng lên. Vì vậy, theo Bộ trưởng, trả giá dịch vụ y tế đúng với giá trị thực của nó mới tạo ra được giá trị thực của chất lượng khám chữa bệnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích, giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố chính với các chi phí trực tiếp như thuốc, vật tư tiêu hao điện, nước, xử lý chất thải, sửa chữa, bảo hành, bảo trì cũng như lương, phụ cấp, khấu hao tài sản cố định, đào tạo nghiên cứu khoa học.
Dự kiến tháng 11, tất cả các bệnh viện trên cả nước sẽ áp dụng cùng mức giá. Ảnh minh họa: N.P. |
Hiện nay, giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố, ở một số địa phương chỉ đạt 60 - 70% giá trị thực trong 3 yếu tố đó. Vì thế, liên Bộ đã xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc với 1.800 giá dịch vụ và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân ở các hạng bệnh viện khác nhau.
Như vậy, theo lộ trình, trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), chưa phải với người chưa có thẻ BHYT. Như vậy, khi điều chỉnh giá dịch vụ thì người nghèo sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Tác động lớn nhất trong việc điều chỉnh này là đối với người chưa có thẻ BHYT.
Tiếp đến, thay vì phải bao cấp nhưng chi phí chưa được tính vào giá cho cả người giàu và người nghèo thì dùng tiền đó để mua thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và những đối tượng chinh sách xã hội khác. Như vậy cũng làm tăng thêm quyền lợi cho những người nghèo, người diện chính sách và những đối tượng cần được bảo trợ khác.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ nhằm mục đích tính đủ chi phí trực tiếp mà việc điều chỉnh này đã ban hành từ năm 2012 đến nay vẫn chưa đủ, cộng thêm phụ cấp đặc thù như tiền trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Từ năm 2016 thì giá đó cộng thêm tiền lương của người lao động và đến năm 2020 thì phải đính đúng 7 yếu tố giá dịch vụ đó.
Tất cả bệnh viện cả nước cùng áp dụng một khung giá dịch vụ y tế, khoảng 1.800 dịch vụ kỹ thuật điều chỉnh tăng chi phí. |
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Đến năm 2016: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. - Đến năm 2018: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý. Đến năm 2020: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. |
Trả lời câu hỏi: Khi tăng giá dịch vụ y tế thì chất lượng dịch vụ có tăng hay không?. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, khi điều chỉnh giá dịch vụ tăng lên theo phương hướng tính đúng, tính đủ thì chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng lên. Khi giá dịch vụ tính đúng, tính đủ thì các bệnh viện mới có đủ nguồn để chi phí trực tiếp và các chi phí khác thì chất lượng khám chữa bệnh bắt buộc phải tăng lên và có điều kiện để đầu tư máy móc và mua đủ trang thiết bị, không bắt buộc người dân phải đi mua bổ sung thêm phần mà không được tính.
Thêm nữa, khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, trong đó tính tiền phụ cấp đặc thù cũng như tiền lương thì phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế vì thu nhập của họ đã được cải thiện và tăng thêm để tái tạo sức lao động. Như vậy, trách nhiệm tăng thêm và khi bệnh viện tự chủ sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập, nên bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng thì mới thu hút bệnh nhân.
Bệnh viện nào phục vụ tốt thì công ty bảo hiểm mới ký hợp đồng. Khi cán bộ y tế được trả lương từ nguồn thu của BHYT thì bắt buộc phải đổi mới toàn bộ để phục vụ và đổi mới tư duy từ chỗ ban ơn trở thành người phục vụ bệnh nhân và coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ và chúng tôi cũng hi vọng rằng việc này không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58