Vì sao chưa thống nhất?
Chính phủ nhiệm kỳ mới giữ nguyên 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ Hà Nội: UBND phường có không quá hai Phó Chủ tịch |
Trước đây, theo quy định của pháp luật, một số cơ quan quản lý Nhà nước như Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Du lịch… thuộc cơ quan ngang bộ, nên cơ cấu tổ chức thường tương đương cấp bộ.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, số cơ quan ngang bộ đã được chuyển thành cơ quan thuộc sự quản lý của bộ chuyên ngành, như: Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính; Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch…
Sau khi thực hiện việc sắp xếp các cơ quan trên về thuộc bộ quản lý, thời gian qua một số đơn vị cũng nhanh chóng thay đổi bộ máy và cơ cấu tổ chức. Điển hình, vào các trang web của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) thay vì cơ cấu các vụ, cục như trước thì nay đã chuyển xuống thành cơ cấu phòng (từ vụ xuống phòng).
Tuy nhiên, một số cơ quan như Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều là những cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về các lĩnh vực trên vẫn duy trì cấp vụ, cục.
Vẫn biết mỗi ngành, lĩnh vực đều có đặc thù riêng, song dù thế nào thì công tác quản lý Nhà nước phải thống nhất; cơ cấu tổ chức phải xuyên suốt từ cấp chủ quản đến cấp trực thuộc. Ở cấp bộ đã có cơ cấu vụ, thì cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ) không thể cũng có cơ cấu vụ. Vì cơ cấu này sẽ ảnh hưởng đến hệ số lương và nhiều hệ lụy đi kèm.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra, tại sao những cơ quan như Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng cục Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)… vốn trước đây là cơ quan ngang bộ, nhưng khi được chuyển về trực thuộc bộ quản lý đã “chủ động” thay đổi cơ cấu tổ chức từ cấp vụ xuống cấp phòng?
Còn một số cơ quan đề cập trên vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục? Tới đây thực hiện lộ trình tăng lương theo đề án vị trí việc làm (dự kiến bắt đầu từ ngày 1/7/2024), dựa vào cơ sở nào để tính lương cho các cấp vụ của cơ quan thuộc bộ quản lý? Và vì sao, vẫn còn duy trì cơ cấu vụ ở những cơ quan ủy ban, tổng cục thuộc bộ?
Lê Hà
Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10