Vì sao 10/3 Âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?
Lễ hội Đền Hùng 2017 quyết “5 không” | |
4 địa phương tham gia góp giỗ tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu |
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức 10/3 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công lao của các Vùa Hùng.
Dân gian có câu “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc.
Vậy vì sao 10/3 Âm lịch hàng năm lại được lựa chọn làm ngày Giỗ Tổ mà không phải là một ngày khác?
Xung quanh vấn đề này, TS Phạm Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ, nguồn gốc lễ hội Đền Hùng đến nay chưa xác định được có từ bao giờ.
Ngày 2/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đến ngày 6/12/2012, Lễ hội Đền Hùng đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế. |
Về thời gian tổ chức lễ hội, ông Tuấn cho biết, theo Hùng Vương từ khảo, từ trước năm 1917, người dân thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt trì (Phú Thọ) tự lấy ngày 11/3 làm ngày mất của Vua Hùng cuối cùng (đời 18) để làm ngày tế tự, lâu dần trở thành lễ hội.
Tuy nhiên, lễ hội tự phát nên không diễn ra hằng năm. Hơn nữa, lễ hội tổ chức ở quy mô nhỏ, khi nào muốn làm to thì phải trình công văn lên tỉnh. Tỉnh đồng ý mới được làm to.
“Đến ngày 25/7/1917, Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn dâng lên Bộ Lễ triều đình Nguyễn xin lấy ngày 10/3 Âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội. Sau khi được đồng ý, từ năm 1918 trở về đây, lễ hội được tổ chức định kì vào 10/3 Âm lịch”, TS Tuấn cho hay.
GS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu văn hóa cổ Việt Nam cho biết thêm, ngày 10/3 Âm lịch là ngày Giỗ Tổ mới được xác định gần đây, do người ta định ra và được mọi người chấp nhận chứ không có sách sử hay những tư liệu rõ rệt, ghi chép về ngày tổ chức.
“Phải có một ngày để mọi người chấp nhận và mọi người đã quen chấp nhận ngày 10/3 Âm lịch vì người ta coi đó là ngày thiêng liêng. Ngày đó sẽ là ngày đề cao và tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng- những người đã có công dựng nước”, GS Biền nói.
GS Biền cho rằng, tất cả huyền tích về ngày tổ chức lễ hội của các thần linh thường do người dân tự định ra chứ không ai biết được các thần linh mất vào ngày nào để tưởng nhớ. Những ngày người dân lựa chọn chủ yếu là ngày thiêng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54