Về “Râu Rồng” - loài thảo dược đang gây xôn xao dư luận
Rau má: Nếu lạm dụng sẽ là “con dao hai lưỡi” đối với sức khỏe | |
Rau má - thảo dược "đa năng" của mùa hè | |
Những thảo dược tốt cho bệnh gút | |
Khám phá những lợi ích tuyệt vời của rau mùi đối với sức khỏe |
Từ thông tin dân gian
“Râu Rồng” là tên dân gian khác của cây Thông Đất. Bà Thái nói với tôi rằng, nó đặc biệt là ở chỗ có thể chữa được bệnh mất trí nhớ. Nhiều người đã mua cho người thân dùng, từ chỗ không còn nhớ nổi mình là ai đã dần dần hồi phục. Giá bán 500 ngàn đồng/kg tươi, 1 triệu đồng/kg khô, cây phải hái ở vùng cao, nhiều người ở tận miền Nam ra mua, có đến đâu hết đến đấy.
Thông tin của bà ấn tượng đến nỗi tôi đã xếp riêng cây thông đất vào một góc bộ nhớ của mình. Xã hội ngày càng năng động và hiện đại, con người sử dụng trí óc nhiều nên bỗng nhiên xuất hiện một loài thảo dược chữa trị được trí nhớ suy tàn quả là vô cùng đáng quý. Gần đây, tôi lại thấy nhiều người quảng cáo trên mạng xã hội cũng về tính năng lạ lùng của loài cây mà trước đây mình chưa từng biết tới. Chẳng hạn: “Cây Thông Đất tên khoa học là Huperzia squarrosa còn gọi là Thạch Tùng răng cưa có tác dụng chữa bệnh teo não, Alzhermer... Hoạt chất chính của Thông Đất là Huperzine A. Có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzhermer, teo não, sa sút người trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tê bào thần kinh não bộ”.
Hoặc: “Thông Đất là loài cây thuốc “cực hiếm” giúp nuôi dưỡng não bộ, hỗ trợ điều trị bệnh teo não, sa sút trí tuệ tuổi già đang được cả thế giới kiếm tìm bất ngờ được tìm thấy ở Việt Nam, ngay tại mỏm đá trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người già điển hình là các trường hợp cụ ông, cụ bà ăn rồi bảo chưa, đi lạc không biết đường về nhà. Thậm chí quên hết con cháu, quên hẳn những công việc thường ngày, quên cách tự chăm sóc bản thân, mất ý thức, không còn tự chủ trong vệ sinh cá nhân. Triệu chứng sớm của bệnh là sự rối loạn về khả năng ghi nhớ, khó tìm ngôn ngữ đúng và phù hợp khi nói chuyện, khó tập trung, dễ cáu gắt, nổi nóng. Nặng hơn nữa là mất ngủ thường xuyên, hay mê sảng, ảo tưởng, huyên thuyên chuyện xưa, chuyện cũ. Cuối cùng là mất hết trí nhớ, mất hết khả năng vận động rồi tử vong.
Bệnh rất phổ biến: Ở lứa tuổi từ 50-59 có 39%, 60-69 là 50%, 70-79 là 63% và trên 80 tuổi có 82% số người mắc bệnh. Bệnh không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân mà còn trở thành gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Cụ Nguyễn Văn Điền, 90 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, sau khi dùng thuốc một tháng thì tinh thần ổn định trở lại, có thể ngủ ngon giấc không cần dùng thuốc ngủ, có thể ngồi đánh cờ cùng con trai. Thầy Trần Thế ở Tiên Lữ, Hưng Yên trải qua 2 đợt tai biến. Sau tai biến chức năng vận động, khả năng ghi nhớ suy giảm rất nhanh. Từ một nhà giáo văn sử nổi tiếng với trí nhớ cực tốt giờ đây thầy không thể nhớ nổi tên người quen, những dấu mốc sự kiện lịch sử tưởng chừng không thể quên dần rơi rụng dần. Sau 3 tháng dùng thảo dược này trí nhớ dần được tái hiện lại, hoạt ngôn tốt hơn rất nhiều”.v.v...
Đi tìm kiến thức khoa học
Có lẽ cần phải tìm các thông tin có độ chính xác cao về loại thảo dược. Tại Viện Dược liệu Việt Nam, tôi được biết, thông tin về “Râu Rồng” không có nhiều, ngay cả ở những công trình nghiên cứu bao quát nổi tiếng. Tại thư viện của Viện Dược liệu, tôi được biết cuốn “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam” là đề cập tới loài cây này đầy đủ hơn cả.
Trang 896 - 897, tập II viết: “Thông Đất: Lycopodium Cernuum L; tên khác: Thạch tùng nghiêng; tên nước ngoài: Nodding club - moss, lycopode penche; họ: Thông đá. Cây thảo, sống lâu năm, mọc ở đất, cao 30 - 50 cm. Thân hóa gỗ, hình trụ, hơi có rãnh, lúc đầu mọc bò ngang, bén rễ ở những mấu, sau mọc đứng và phân cành. Lá nhỏ, hình dải, hướng lên, xếp theo đường xoắn ốc, chỉ có một gân. Bông hình trụ, mầu nâu nhạt, mọc thõng xuống ở đầu cành, mang nhiều lá bào tử hình tam giác, đầu nhọn; túi bào tử nằm ở kẽ lá bào tử, gần hình cầu, mở thành hai mảnh không bằng nhau; bào tử rất nhỏ.
Mùa sinh sản: Tháng 3 - 7. Phân bố và sinh thái: Chi Lycopodium L gồm các loài là thân thảo, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới. Ấn Độ có 32 loài, Việt Nam gần 10 loài. Trên thế giới, Thông Đất chỉ thấy ở một số nước Châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Srilanca, Việt Nam. Ở Việt Nam, Thông Đất phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du, cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi và cỏ thấp trong các quần hệ thực vật ở đồi, ven rừng, bờ nương rẫy, ven đường đi và các sa van cỏ. Thông Đất là loại cây chịu hạn tốt, có thể mọc được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, khô cằn trơ sỏi đá. Với khả năng mọc chồi khỏe từ thân rễ, cây dễ dàng tạo thành những đám lớn, có tác dụng chống xói mòn. Do đó ở Ấn Độ, người ta trồng Thông Đất để phủ đất cho cao su. Thông Đất sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán nhờ gió và nước.
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học: Thông Đất chứa 1 alcaloid là cernuin với điểm chảy là 106 độ C, một lượng nhỏ nicotin và một base có điểm chảy 218 độ C, nhưng chưa xác định được cấu trúc hóa học.
Tác dụng dược lý: Theo tài liệu nước ngoài, thí nghiệm trên ống kính, Thông Đất có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. Còn có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt và giảm đau. Tính vị, công năng: Thông Đất có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào các kinh can, tỳ, thận, có tác dụng khử phong thấp, thư kinh lạc, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh can, minh mục, tiêu viêm. Công dụng: Trong y học cổ truyền, Thông Đất được dùng chữa phong thấp, tê đau, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, vết thương do đâm chém, vết bỏng. Ở Malaysia, nước sắc cây Thông Đất chữa bệnh tê phù (beri - beri), ho, đau ngực. Tro đốt từ cây trộn với nước, chườm tại chỗ chữa phát ban ở da. Ở Trung Quốc, nhân dân một số vùng dùng nước sắc Thông Đất tắm cho trẻ em để phòng tránh mụn nhọt, mẩn ngứa. Liều dùng: Ngày 6 - 15g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rửa vết thương bằng nước sắc hoặc dùng bột rắc. Phụ nữ có mang không được dùng.
Bài thuốc có Thông Đất. Chữa kiết lỵ: Thân và lá Thông Đất tươi 30-60g, đường đỏ 15g. Sắc nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Chữa hư lao, ho, nôn ra máu, tiểu tiện khó, di tinh: Thông Đất 30g, dạ dày lợn khoảng 50g. Ninh nhừ trong 2 giờ, mỗi ngày ăn một lần. Chữa mụn nhọt: Thông Đất sao khô, nghiền thành bột, thêm dầu vừng, băng phiến. Trộn đều, bôi tại chỗ”.
Một tài liệu khác cho biết thêm, tại Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng để trị đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng. Tại Malaysia, nước sắc cây dùng làm nước rửa trị phù thũng, ho; tro cây ngâm trong dấm dùng chườm chữa phát ban da. Cây được phát hiện ở độ cao đến 1.200m, ít khi hơn.
Một cán bộ của Viện Dược liệu nói với tôi rằng, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào thực sự công phu về Râu Rồng - Thông Đất. Loài thảo dược này có năng lực thực sự về khả năng chữa mất trí nhớ hay không, đến thời điểm này, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ.
Theo Vĩnh Thuận/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58