Về Bắc Giang thăm chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm
![]() | Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia chùa Vĩnh Nghiêm |
![]() | Đốt vàng mã nhằm kết nối với người đã khuất là quan niệm sai lầm |
![]() | Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể |
Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên gọi là chùa Chúc Thánh, chùa La, chùa Ông La, chùa Đức La, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía Đông Nam. Từ năm 1964, chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia |
Dân gian xưa đã lưu truyền câu ca “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/Vĩnh Nghiêm chưa tới Thiền tâm chưa thành”. Còn người dân Bắc Giang lại lưu truyền câu ca: "Thứ nhất là chùa Đức La/Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng".
Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm tam tổ là vua Trần Nhân Tông (1258-1308), pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và thiền sư Huyền Quang (1254-1334).
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự. Thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Lịch sử phát triển của chùa gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ngọa Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ.
Ba vị Trúc Lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp tại đây, do đó chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là trung tâm Phật giáo thời Trần.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là lũy tre dày đặc. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Chùa tọa lạc tại nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trên tấm bia lục lăng khắc bằng chữ Hán vào năm Hoằng Định thứ bảy (1606) tại sân chùa còn ghi: “Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam được xây dựng giữa một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành hình cái nong, chùa ở chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như dải lụa bạc. Đây là một danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện có 7 khối kiến trúc chính: Cổng tam quan; tòa tiền đường; thiêu hương; thượng điện; nhà tổ đệ nhất; gác chuông; nhà tổ đệ nhị; hai dãy hành lang đông tây; khu vườn tháp. Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay đa số nét kiến trúc còn lại của chùa là những tác phẩm nghệ thuật của thời Lê - Nguyễn.
Hiện nay chùa còn lưu giữ được những hiện vật có giá trị như: Hệ thống tượng Phật với quy mô bài trí chuẩn mực, các bia đá, hoành phi, câu đối, đồ thờ... Đặc biệt chùa còn lưu giữ được kho mộc bản kinh phật với 3.050 bản ván khắc chữ Hán rất có giá trị nghiên cứu về Phật học, khoa học, lịch sử, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, y học...
![]() |
Mộc bản được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm |
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ sưu tập mộc bản duy nhất hiện còn lưu giữ được của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, kho mộc bản là bản nguyên gốc, còn tương đối nguyên vẹn và được bảo quản tốt theo phương pháp truyền thống của người Việt Nam, là tài sản quý hiếm đặc biệt.
Với các giá trị lịch sử, khoa học đặc sắc,ngày 16/5/2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hàng năm, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào 14/2 âm lịch, thu hút rất đông khách thập phương về dự. Đây là lễ hội lớn, bảo lưu nhiều văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngoài phần lễ trang nghiêm, trong phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thu hút đông đảo khách thập phương về dự tham quan, vãng cảnh chùa, cầu cho Quốc thái, dân an.
Bởi thế, năm 2013, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; năm 2016 chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
![]() |
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào 14/2 âm lịch, hàng năm thu hút rất đông khách thập phương về dự |
![]() |
Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay đa số nét kiến trúc còn lại của chùa là những tác phẩm nghệ thuật của thời Lê - Nguyễn. |
![]() |
Ba vị Trúc Lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp tại đây |
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là trung tâm Phật giáo thời Trần |
![]() |
Cảnh quan chùa Vĩnh Nghiêm |
![]() |
Những hình ảnh về chùa và mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày tại chùa |
![]() |
Dân gian xưa đã lưu truyền câu ca “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/Vĩnh Nghiêm chưa tới Thiền tâm chưa thành”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52