-->
Nhìn lại bức tranh giá cả hàng hóa và thị trường năm 2017:

Vẫn mong nhà bán lẻ bắt tay nhà cung ứng

Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn cho thấy còn nhiều bất ổn như: Vấn đề dự báo thị trường chưa tốt, ảnh hưởng đến một số mặt hàng.Trong khi đó, vấn đề bình ổn thị trường chưa đạt yêu cầu và chưa có những giải pháp thiết thực đối với từng vùng, từng địa phương...
van mong nha ban le bat tay nha cung ung Các nhà bán lẻ Hàn Quốc tích cực tiếp cận thị trường Đông Nam Á
van mong nha ban le bat tay nha cung ung Tránh nguy cơ bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị phần bán lẻ

Cần có giải pháp với từng vùng, địa phương

Số liệu đưa ra tại Hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2017 và dự báo năm 2018” vừa được Viện Kinh tế Tài Chính – Học viện tài chính tổ chức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2017 tăng 0,21% so với tháng 11 và tăng 2,6% so với cùng kì năm 2016. Như vậy CPI bình quân cả năm 2017 tăng 3,53% so với 2016.

Trong tháng 12 năm 2017 có 8 nhóm hàng hóa tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 2,55%, nhóm văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,03%, nhóm giáo dục không đổi. Có 2 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,03%...

van mong nha ban le bat tay nha cung ung
Cần có giải pháp cụ thể đổi với từng vùng, từng địa phương trong vấn đề bình ổn thị trường.

Cũng trong năm 2017, lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 0,11% so với tháng 11 và tăng 1,29% so với cùng kì năm trước. Năm 2017, lạm phát cơ bản so với 2016 tăng 1,41%. Như vậy, lạm phát chung có mức tăng cao hơn so với lạm phát cơ bản; nó phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao. Lạm phát cơ bản đạt mức 1,41% , thấp hơn mức kế hoạch là 1,69% - 1,8% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn được điều hành ổn định trong năm.

Từ những số liệu trên cho thấy, việc điều hành giá cả hàng hóa trong năm 2017 đã đạt được chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, năm 2017 vẫn còn một số sóng gió liên quan đến giá cả ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong đó, vấn đề thịt lợn rớt giá, hay chương trình “giải cứu” thịt lợn, giải cứu chuối cho thấy, việc điều hành giá vẫn còn gặp nhiều bất ổn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Phó Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do dự báo thị trường chưa tốt, nên ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng trong đó có thịt lợn, dẫn đến việc giá thành giảm sâu, chỉ bằng 50% so với giá sản xuất, khiến người chăn nuôi lao đao. Trong khi đó, vấn đề bình ổn giá thị trường chưa đạt yêu cầu, chưa có giải pháp thiết thực đối với từng vùng, từng địa phương, nhất là vùng xảy ra bão lũ, nên để xảy ra tình trạng thương nhân lợi dụng thiên tai tăng giá bất hợp lý và phổ biến nhất là các mặt hàng như: Rau củ, vật liệu xây dựng. Vì thế, để đảm bảo vấn đề này, cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong vấn đề bình ổn giá đối với từng vùng, từng địa phương.

Nhiều nhà bán lẻ đối xử thiếu “tử tế” với nhà cung cấp

Theo đánh giá của ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, năm 2017, nguồn cung hàng hóa trên thị trường rất dồi dào, đa dạng và phong phú về chủng loại, giá cả và chất lượng. Riêng hàng hóa Việt Nam đã có những bước tiến bộ trước sức ép của hàng hóa nước ngoài, một số mặt hàng, nhóm hàng đã được cải tiến đổi mới về chất lượng và mẫu mã, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng như: Dệt may, da giầy, bóng đèn, phích nước, dây cáp điện; một số mặt hàng thực phẩm chế biến, đồ uống giải khát...

Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa của các nước khác với quy mô ngày một lớn và có mặt ở các kênh phân phối nội địa. Đó là hàng hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung quốc, New Zealand, Malaysia, Indonesia…Đặc biệt là Thái Lan, nước có mức độ thâm nhập mạnh cả ở sản xuất, hệ thống phân phối và hàng hóa vào thị trường Việt. Để cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các kênh phân phối, bán lẻ đối với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vũ Vinh Phú, qua một số “sóng gió” về giá cả trong năm 2017 có thể thấy, các nhà bán lẻ trong nước đang đối xử thiếu “tử tế” đối với các nhà cung ứng.

Cụ thể, có thể nói câu chuyện “giải cứu” thịt lợn là vấn đề đáng buồn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, trong khi giá bán thịt lợn hơi của người dân bị giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có, thì ngược lại, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn tại các siêu thị với giá cao gấp nhiều lần. Để xảy ra vấn đề này, nguyên nhân chính là do hàng hóa Việt Nam phải trải qua nhiều khâu trung gian và lợi nhuận bị khâu bán lẻ hưởng một cách quá mức. Trong khi đó, người sản xuất ra sản phẩm lại thường bị ép giá.

“Việc xây dựng kênh phân phối cho hàng Việt đang là một thách thức bởi các nhà bán lẻ chưa có được quan hệ “tử tế” với nhà sản xuất nội. Trong khi đó, chi phí đưa hàng vào siêu thị chiếm tới 30% và khâu thanh toán thường bị chậm từ 40 – 45 ngày. Quả trứng, cân thịt muốn lên được kệ siêu thị cần phải có phong bì, nếu không có phong bì thị chấp nhận bị nhét trứng dưới gầm kệ, gầm bàn. Đây là cách kinh doanh theo kiểu chúng ta tự làm khó nhau. Vì thế, theo tôi cần loại bỏ khái niệm “bình ổn giá” bởi trong thực tế, đó là nơi cho các nhóm lợi ích xâu xé, đưa hàng bình ổn ra thị trường nhưng giá vẫn cao”, ông Phú bày tỏ.

Về diễn biến giá cả thị trường trong năm 2018, theo nhận định của các nhà chuyên môn, thách thức lớn vẫn là sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Vì thế, để điều hành cung – cầu thị trường là rất quan trọng. Việt Nam cần phải công nghiệp hóa ngành kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp. Cần phải giảm chi phí sản xuất, chi phí doanh nghiệp, phương thức dự trữ chiến lược; giảm bớt hơn nữa các thủ tục hành chính; sớm xây dựng bộ luật về bán lẻ để tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt, cần thay đổi phương thức kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất, giảm bớt chi phí cho các khâu trung gian để người tiêu dùng thực sự được thụ sản phẩm với mức giá tốt nhất, hợp lý nhất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết), liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu, bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 1/2, tỷ giá trung tâm không điều chỉnh do hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 108,5 điểm, tăng 0,7%.
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay 1/2, giá dầu thế giới giảm trong tuần khi giá dầu chuẩn Brent và WTI lần lượt giảm 2,1% và 2,9%, đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Hôm nay (1/2), giá vàng thế giới tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư sáng lấp lánh, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động