-->

Văn minh thương mại – Xu thế thời đại 4.0

(LĐTĐ) Văn minh thương mại trong quan hệ ứng xử khi giao dịch mua bán trên thị trường được coi là tiêu chí quan trọng nhất, bởi đó là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa tổ chức sản xuất kinh doanh này với tổ chức sản xuất kinh doanh khác,...
Hiệu lực của “mắt thần” trong thời đại 4.0 Phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội trong thời đại 4.0 Công nghệ Cơ khí động lực: Cơ hội và thách thức trong thời đại 4.0

Xu thế phát triển của thời đại công nghệ 4.0

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân tộc làm cách mạng nhằm phấn đấu cho một mục tiêu cao cả và nhân văn, đó là: “xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Xã hội văn minh mà Đảng ta đã đề cập tới bao hàm cả xây dựng một nền kinh tế xã hội văn minh và hiện đại, phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất phát triển và tiêu dùng xã hội.

Văn minh trong thương mại cũng được đề cập tới trong nội dung làm việc giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với Bộ Công thương đầu năm 2021, hai bên cùng nhau phối hợp để xây dựng một ngành thương mại văn minh hiện đại ở Thủ đô trong những thập niên tới. Xây dựng văn minh thương mại đã, đang và sẽ là xu thế phát triển của thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

ha-noi-day-manh-xuc-tien-thuong-mai-ket-noi-tieu-thu-nong-lam-thuy-san
Văn minh thương mại - Xu thế thời đại 4.0

Những khẩu hiệu mà thương mại Việt Nam đã thực hiện như “Khách hàng là thượng đế”, hay “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” đều vẫn còn nguyên giá trị và đó là một trong những nội hàm của một nền thương mại văn minh ở Việt Nam. Vậy nội hàm của văn minh là gì?

Văn minh thương mại trong quan hệ ứng xử khi giao dịch mua bán trên thị trường được coi là tiêu chí quan trọng nhất, bởi đó là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa tổ chức sản xuất kinh doanh này với tổ chức sản xuất kinh doanh khác. Lịch sử phát triển mấy chục năm nay của thương mại bán lẻ thế giới cũng như ở Việt Nam cho ta thấy: nhiều doanh nghiệp đã coi tiêu chí quan trọng này để xây dựng một thương hiệu bán lẻ bền vững cho mình.

Đó là mối quan hệ trong giao dịch cần phải giữ gìn và coi trọng nhất. Kinh nghiệm của tập đoàn Walmart đi trước chúng ta mấy chục năm qua cho ta thấy một bài học kinh nghiệm là: “Họ đã không quan ngại việc công bố số liệu tồn kho nội bộ của mình một cách thường xuyên cho các nhà cung ứng, kết quả là, hàng hóa ở kho và quầy hàng của Walmart luôn luôn được bạn hàng cung cấp một cách đều đặn, đầy đủ, với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh nhất. Chính vì vậy, họ đã trở thành một tập đoàn bán lẻ có sức cạnh tranh cao, mà nguyên nhân rất đơn giản, là họ giữ quan hệ bình đẳng, trách nhiệm, trung thực với các nhà cung ứng của mình.

Trên thị trường nội địa Việt Nam hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đang hoạt động, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp làm được điều mà Walmart đã thực hiện, tất nhiên cách tổ chức quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều có những định hướng riêng và màu sắc khác nhau, không thể theo một khuôn phép nhất định, người tiêu dùng, bạn hàng của các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải thông cảm cho điều đó. Ngược lại, chúng ta cũng phải xem xét thấu đáo về những mặt trái trong mối quan hệ mua bán ở thị trường Việt Nam hiện nay giữa các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà cung ứng.

Trong một vài năm gần đây, khi mà làn sóng M&A hoặc đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ vào thị trường VN phát triển nhanh chóng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ tốt đẹp, được gây dựng nhưng đồng thời cũng có những mối quan hệ không được tốt đẹp cho lắm. Những câu chuyện ép chiết khấu , ép giá, ép cấp, tạm dừng giao dịch đối với hàng trăm nhà cung ứng của siêu thị Big C trong năm 2020, họ đã gắn bó với thị trường Việt Nam và các nhà cung ứng hàng chục năm nay, đó là quan hệ tương hỗ hai bên đều có lợi, chính vì vậy, hành động đơn phương này đã gặp phải những ý kiến phản đối mạnh mẽ.

Chính những động thái nêu trên của họ đã làm phương hại đến thương hiệu mà họ đã gây dựng ở thị trường Việt Nam trong nhiều năm nay với bạn hàng mua bán gần xa. Mặc dù họ đã nhận được rất nhiều ưu ái của chính quyền thủ đô Hà Nội và Bộ Công thương khi lập nghiệp ở mảnh đất bán lẻ đầy tiềm năng này. Trên đây là những ví dụ điển hình cho những hành động đẹp và chưa đẹp trong mối quan hệ mua bán ở thị trường bán lẻ Việt Nam.

Còn mối quan hệ với khách hàng thường xuyên hàng ngày mua tiêu dùng thì sao? Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và các tổ chức cá nhân kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam, kể cả chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhìn chung nhiều đơn vị đã có ý thức một cách tự giác rằng : chính khách hàng đã ủng hộ họ doanh số , lợi nhuận, công ăn việc làm và nghĩa vụ với ngân sách cho mình. Việc tạo điều kiện cho khách khi mua sắm hàng hóa một cách văn minh, an toàn, có ý nghĩa sống còn với các nhà bán lẻ.

Xây dựng thương hiệu riêng theo tiêu chí thương mại văn minh

Thời đại ngày nay, theo Phillips Kotler – cha đẻ của Thuyết Marketing thương mại đã nói “không phải đi tạo ra doanh số mà tạo ra khách hàng thân thiết cho mình”. Thị trường hiện nay rất cạnh tranh, vạn người bán, trăm người mua, chính vì vậy các doanh nghiệp bán lẻ cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho mình theo các tiêu chí thương mại văn minh hiện đại của các nước phát triển. Tiếp tục củng cố niềm tin với các khách hàng thân thiết gần xa bởi mất niềm tin với người tiêu dùng là mất tất cả. Một câu cám ơn khi khách đến siêu thị và khi ra về cũng quan trọng, nhưng trọn vẹn hơn nếu có cả những câu cảm ơn chân thành từ đáy lòng khi thanh toán ở quầy hàng. Điều đó rất quan trọng trong những tiêu chí văn minh thương mại của các doanh nghiệp bán lẻ.

Văn minh thương mại còn được thể hiện ở phong cách và thái độ phục vụ, cách giải quyết những vướng mắc của khách hàng, của cán bộ và công nhân viên các doanh nghiệp. Khi mà thực tế hiện nay, 70-80% cán bộ công nhân viên trong ngành bán lẻ chưa được đào tạo chuyên ngành một cách chính quy và đầy đủ. Việc xây dựng nội quy, quy chế phục vụ, các quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với những tổ chức và cá nhân làm tốt và chưa tốt công tác văn minh thương mại là một điều hết sức cần thiết và có giá trị lâu dài. Cần nhất mạnh là Cửa hàng siêu thị khang trang hiện đại là cần thiết, xong yếu tố con người có đạo đức kinh doanh đúng mực, trong sáng mới là điều quan trọng hơn.

Trong thực tế, hiện nay cũng còn không ít những tiếng phàn nàn của khách hàng gần xa về cung cách và thái độ phục vụ ở một số doanh nghiệp, cửa hàng, kể cả ở các đại siêu thị và trung tâm thương mại lớn, kể cả phương thức bán hàng trực tiếp và online. Tuy có chiều hướng phát triển nhanh nhưng cũng phát sinh nhiều hạt sạn trong cung cách phục vụ đối với khách hàng Việt Nam. Lời khuyên chân thành nhất là các đơn vị đó cần phải nghiêm túc xem lại mình nếu không muốn kinh doanh sa sút và có thể dẫn tới phá sản, phải rút lui khỏi thị trường mà nguyên nhân chính là do việc xây dựng những nề nếp của văn minh thương mại đã không được thực hiện trọn vẹn.

Cuối cùng, một vấn đề nữa cần đề cập đó là, ngoài sự hỗ trợ về cơ chế chính sách phát triển thương mại của nhà nước, hỗ trợ đào tạo của các bộ ngành và các địa phương thì nỗ lực chủ quan trong việc xây dựng nề nếp phục vụ của đơn vị vẫn là chủ yếu. Kinh nghiệm những đơn vị thành công trong lĩnh vực này cho biết : “Hãy tôn trọng khách hàng mua và khách hàng bán, phải bán hàng cho khách như bán hàng cho người thân của mình” Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

Trong thời đại công nghệ 4.0, dù bán hàng trực tiếp hay bán hàng online cũng đều phải luôn luôn tâm niệm rằng, hãy làm ăn một cách trung thực, luôn coi khách hàng là thượng đế để phục vụ và chăm sóc đến nơi đến chốn”. Một nền thương mại văn minh hiện đại sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế ở các địa phương và cả nước, kích thích sản xuất an toàn chất lượng, phát triển và phục vụ mua sắm của xã hội, đem lại doanh số, lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho từng đơn vị bán lẻ ở thị trường Việt Nam.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động