--> -->

Phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội trong thời đại 4.0

Khu phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, với các phố nghề thủ công truyền thống, phố chuyên doanh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc gắn liền với lịch sử của vùng đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, cũng là nơi hội tụ của cư dân khắp mọi miền.
Giá trị di sản của khu Phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch Phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội Tết Trung thu truyền thống trong không gian Phố cổ Hà Nội

Dấu ấn bản sắc văn hóa đô thị của Hà Nội

Đến nay, khu phố cổ chứa đựng kho tàng giá trị vật thể với 121 di tích (bao gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng, 8 di tích khác) với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am… Cùng với giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như hoạt động ẩm thực, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống… tất cả đã góp phần tạo dựng nên “dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến”.

Trong những năm qua, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội thông qua các hoạt động văn hóa, các hoạt động tương tác, hội thảo, triển lãm... đã thực sự góp phần vào việc nâng cao nhận thức của người dân, giúp cho du khách trong và ngoài nước có những hiểu biết về di sản, về quyết tâm bảo vệ khu phố cổ Hà Nội của chính quyền quận Hoàn Kiếm.

Phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội trong thời đại 4.0
Khu phố cổ Hà Nội là bản sắc văn hóa đô thị của Hà Nội

Những dự án triển khai trong khu phố cổ Hà Nội về chỉnh trang các phố, trùng tu, tôn tạo các di tích, các dự án xây dựng, cải tạo trụ sở cơ quan, trường học đã đem lại một diện mạo mới cho khu phố cổ, góp phần làm đẹp thành phố, cải thiện điều kiện sống cho người dân, góp phần lưu giữ các giá trị vật thể của khu phố cổ Hà Nội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, nhận định: Phố cổ Hà Nội có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hoá qua các giai đoạn lịch sử. Do nền kinh tế phát triển, nhu cầu kinh doanh đa dạng, những phường nghề, phố nghề hiện nay ở Hà Nội đã dần bị biến mất hoặc chuyển đổi.

Những khu phố gắn với nghề nghiệp hoặc mặt hàng đặc trưng của mình ngày càng bị mất dần. Đa số các phố hiện nay chỉ còn lại các tên gọi: phố Hàng Gà, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Chiếu, Hàng Mắm…, không còn kinh doanh các mặt hàng như tên gọi của nó.

Về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hà Nội, ông Nguyễn Trúc Anh đề nghị, Hà Nội cần khai thác hiệu quả giá trị kiến trúc khu phố cổ như là một sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao. Các hoạt động phải đề cao vai trò và lợi ích của người dân khu phố cổ. Bởi lẽ, để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống thì không gì tốt bằng việc gắn quyền lợi về kinh tế và quyền lợi xã hội của chính họ với công việc bảo vệ.

Cần có cơ chế xã hội hóa cho việc bảo vệ và khai thác các ngôi nhà cổ. Cho phép chủ sở hữu sử dụng vào mục đích du lịch, tham quan, nghiên cứu, để họ có được nguồn thu từ du lịch…Hà Nội cần thường xuyên có những chương trình đánh giá những tác động của hoạt động và phát triển du lịch đến các giá trị kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội để có kế hoạch phân bố hợp lý, giảm thiểu những tác động bất lợi. Cần quy hoạch khu Phố cổ Hà Nội thành khu phố du lịch đặc thù, độc đáo.

“Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trong việc tổ chức nghiên cứu lập thẩm định Quy hoạch phân khu đô thị khu phố cổ Hà Nội và đã trình để Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, để bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ thì bên cạnh những chủ trương, chính sách, quy định, điều quan trọng nhất vẫn là sự nghiêm túc, đồng lòng chung tay, chung sức của chính quyền và người dân trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ gìn giữ, phát huy di sản quý giá này”, ông Nguyễn Trúc Anh cho biết.

Phát huy giá trị di tích trong thời đại 4.0

Đề cập đến yếu tố bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trong thời đại 4.0, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hùng Cường (Đại học Xây dựng) nhấn mạnh, việc bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích trong thời đại 4.0 sẽ có những thay đổi lớn so với giai đoạn trước. Với sự hỗ trợ của công nghệ, cách thức bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị sẽ có những cách làm mới hiệu quả, chính xác hơn và đặc biệt việc phát huy giá trị của di sản sẽ có nhiều cách tiếp cận mới hấp dẫn hơn.

Vấn đề với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hà Nội là làm sao khai thác hết thế mạnh của công nghệ như: Khảo sát và lưu trư dữ liệu dạng 3D cho toàn bộ công trình có giá trị, đặc biệt là với những công trình khó có khả năng giới thiệu cho khách du lịch và đang có khả năng hỏng hóc khó khôi phục. Đây là việc làm cấp thiết, bởi trong khoảng 1.000 ngôi nhà tại phố cổ mong muốn giữ, với tốc độ bảo tồn như hiện nay, nếu không số hóa sớm thì không còn tài liệu gốc để có thể tu bổ tôn tạo; Thiết lập bản đồ quy hoạch bảo tồn sử dụng công nghệ BIM tích hợp GIS trong công tác quản lý…

Bên cạnh đó, cần dựng lại cuộc sống tại phố cổ những năm thời phong kiến, thời thuộc Pháp, giai đoạn đầu giữa thế kỷ 20 của từng con phố bằng công nghệ 3D để cho du khách hiểu về không gian, cảnh quan, lối sống ở phố cổ qua các giai đoạn.

Thông tin này được thông qua hệ thống 5G có thể cho du khách đọc, xem được tại từng đầu con phố tham quan; Việc số hóa dữ liệu di sản không chỉ ở phần kiến trúc vật thể mà còn phải tích hợp các dữ liệu văn hóa khác. Ví dụ với một ngôi nhà cổ, khi tra thông tin sẽ được giới thiệu về lịch sử ngôi nhà, của chủ nhà, của các thế hệ, các đồ đạc, nội thất hay các diễn biến lịch sử của ngôi nhà. Có như vậy mới hấp dẫn khách đến tham quan.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đặc điểm hàng phố đặc trưng của phố cổ đang khó quản lý, các phố Hàng Dầu, Hàng Chiếu hay Hàng Ngang, Hàng Đào… dần mất đi đặc trưng phố bán riêng một loại hàng hóa mà dần thay bằng các tòa nhà khách sạn, đồ lưu niệm na ná như nhau trên mọi con phố.

“Hiện nay cộng đồng dân cư khu phố cổ đang có sự thay đổi, nhiều người mới đến chỉ thuần kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, bán hàng cho khách du lịch và cũng chưa hiểu hết đặc trưng văn hóa lối sống của khu phố cổ trước đây. Nếu được xem những khung cảnh tái hiện này sẽ có ý thức hơn về việc tham gia giữ gìn những hiện vật hay tập quán, văn hóa để giữ được hồn của phố cổ”, ông Phạm Hùng Cường nhấn mạnh.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.
Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Với hơn 8,6 triệu đoàn viên, mạng lưới trải rộng khắp các ngành nghề, vùng miền, về với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Công đoàn có một vị thế đặc biệt: Vừa gần dân, sát dân, hiểu dân, vừa có năng lực tập hợp, định hướng, giám sát và kiến tạo. Đó là vị thế của một tổ chức đại diện cho hàng triệu người lao động - những người đang trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Tháng Bảy tri ân, trên mảnh đất Đông Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) - nơi núi rừng quế ngát hương và lòng người nặng nghĩa, những hoạt động tưởng nhớ, đền đáp công lao các anh hùng liệt sĩ đã diễn ra sâu sắc và đầy cảm xúc. Đó là những bó hoa tươi thắm, những ngọn nến lung linh, những phần quà nghĩa tình... được trao đi với tất cả lòng biết ơn, như một sợi dây bền chặt kết nối quá khứ với hiện tại.
Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Trong không khí trang trọng và xúc động của những ngày tháng Bảy lịch sử, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã Ứng Thiên đã tới thăm các gia đình thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Chuyến thăm không chỉ là sự tri ân sâu sắc mà còn mang theo những món quà vô giá tặng các gia đình, những bức ảnh chân dung liệt sĩ được phục dựng công phu.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.

Tin khác

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025 đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong cộng đồng. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa trí thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ Thủ đô, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Huyến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH Thành phố làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ.
Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phường Tây Mỗ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; gặp mặt, tặng quà người có công với cách mạng, gia đình chính sách...
Xem thêm
Phiên bản di động