Vẫn là xử lý từ cộng đồng
Bệnh viện E: Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết | |
Vì nhiều người vẫn thờ ơ với dịch |
Đó là thông tin được PGS- TS Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 25/7.
PGS-TS Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin về dịch SXH tại buổi giao ban báo chí (Ảnh X.S) |
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 58.888 trường hợp mắc SXH, 17 trường hợp tử vong. Số nhập viện tăng trên 12,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tại Hà Nội tính từ ngày 1/1//2017 đến nay ghi nhận 6.699 bệnh nhân mắc SXH (trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh), 3 trường hợp tử vong, trong đó 1 trường hợp tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa và 2 trường hợp tại phường Giáp Bát quận Hoàng Mai và phường Cống Vị, Ba Đình. Tính theo số mắc tuyệt đối: Hà Nội đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM và Bình Dương). Các đơn vị có số mắc cộng dồn cao là Đống Đa (1.407), Hoàng Mai (134), Hai Bà Trưng (508), Thanh Trì (472), Thanh Xuân (420), Hà Đông (406).
Cũng theo ông Hoàng Đức Hạnh, trước tình hình dịch SXH có diễn biến phức tạp mặc dù dịch vẫn trong tầm kiểm soát song ngành Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch. Đặc biệt Sở y tế đã tham mưu chính quyền các cấp huy động lực lượng tham gia hoạt động diệt bọ gậy chống dịch SXH tại các quận, huyện trọng điểm. Đồng thời chủ động triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
Đến ngày 21/7/2017 đã thực hiện trên 531 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại các nơi có ổ dịch đang hoạt động với kết quả 405.214 hộ gia đình được kiểm tra; 60.308 ổ bọ gậy được loại bỏ; 53.429 hộ gia đình đã được phun hoá chất xử lý đạt tỉ lệ 86%. Huy động 5.886 lượt cán bộ y tế, chính quyền các cấp, tổ dân phố, cộng tác viên tham gia chống dịch…
Cũng chính nhờ phát hiện và điều trị sớm nên hiện nay hầu hết số bệnh nhân mắc SXH đã được điều trị khỏi và ra viện. Hiện chỉ còn khoảng 700 trường hợp (chiếm 10%) đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP. “Bệnh nhân SXH xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 411 xã, phường, thị trấn (chiếm 70% số xã, phường), tuy nhiên hiện tại chỉ còn 236 (40,4%) xã, phường, thị trấn có bệnh nhân, mắc mới trong 1 tuần gần đây. Cũng nhờ khoanh vùng xử lý kịp thời nên từ đầu năm đến nay ghi nhận 984 ổ dịch thì đến thời điểm hiện tại đã có 789 ổ dịch được khống chế, ông Hạnh chia sẻ.
Tuy đã triển khai quyết liệt, động bộ các giải pháp nhưng ông Hạnh cũng khẳng định: Hiện tại, dịch bệnh vẫn gia tăng và ghi nhận các trường hợp tử vong. Nguyên nhân được ông Hạnh đưa ra do SXH là bệnh đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Do khí hậu- năm nay mùa hè đến sớm ở miền Bắc, nhiệt đô cao hơn các năm trước dẫn đến các véc tơ truyền bệnh SXH phát triển mạnh. Đồng thời do điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt. Nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người ở, công trường xây dựng chứa nước...tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản.
Đặc biệt tác nhân gây bệnh SXH là vi rút Dengue có 4 tuýt là D1, D2, D3, D4. Tại Hà Nội các năm trươc chỉ ghi nhận hai tuýt gây bệnh là D1 và D2, hiện nay đã phát hiện tuýt D4 vì vậy nguy cơ sẽ làm tăng số trường hợp mắc bệnh. Cũng theo ông Hạnh, hiện nay Việt Nam chưa có vắc xin vầ thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH, các biện pháp phòng chống vẫn là xử lý tại cộng đồng. Trong khi đó ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao, mặc dù được tuyên truyền hướng dẫn nhưng một số còn chủ quan, xem thường bệnh SXH, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Do đó trong thời gian tới, ông Hạnh cho biết, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng cường chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ngành Y tế tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp chuyên môn kỹ thuật như giám sát điều tra xử lý ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện sớm công tác điều tra xử lý ổ dịch tại cộng đồng. Thực hiện sớm công tác cấp cứu điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong…Cùng với đó theo ông Hạnh, cần cương quyết xử lý, xử phạt các cá nhân đơn vị, tập thể không hợp tác trong phòng chống dịch...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51