--> -->
Việt kiều, người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Vẫn dậm chân tại chỗ

Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS),  mặc dù Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cho phép Việt kiều, người nước ngoài sở hữu nhà ở, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa có hướng dẫn chi tiết về những vấn đề có liên quan.
tin nhap 20170425105410 Chính thức mở cửa cho người nước ngoài mua nhà

Các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ phát triển đồng bộ hơn nếu những khoản đầu tư gián tiếp của Việt kiều, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam được triển khai nhanh.

Theo báo cáo phân tích diễn biến thị trường BĐS quý 1/2017 của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Vietnam), Việt Nam tiếp tục thể hiện sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

tin nhap 20170425105410
Nhiều Việt Kiều vẫn chưa thể tiếp cận được với nhà ở. Ảnh minh họa

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã thu hút 493 dự án đăng ký mới với khoảng 2,9 tỷ USD và 3,9 tỷ USD vốn FDI tăng thêm từ 223 dự án. Trong tổng số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hàn Quốc vẫn giữ vững vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đăng ký mới đạt 3,75 tỷ USD, chiếm 48,6% tổng nguồn vốn FDI, theo sau là Singapore (910,9 triệu USD) và Trung Quốc (823,6 triệu USD). Trong đó, vốn FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 6,5 tỷ USD, chiếm 84,9% tổng FDI và hoạt động kinh doanh BĐS thu hút khoảng 344 triệu USD, chiếm 4,5% tổng vốn FDI. Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết: "Theo thống kê, hiện hầu hết nguồn vốn đầu tư nước ngoài đều đổ mạnh vào phân khúc BĐS cao cấp, trong đó dẫn đầu là các nhà đầu tư đến từ châu Á như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan…

“Tuy nhiên, về vấn đề bán nhà cho người nước ngoài, Việt kiều hiện nay vẫn còn một số vấn đề vướng mắc, cần được làm rõ” - ông Đặng Văn Quang nhấn mạnh.

Vị Giám đốc JLL Việt Nam nêu ra một loạt các vấn đề như Luật quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là có thời hạn, nhưng khi họ bán nhà cho người Việt Nam thì chủ sở hữu là người Việt có được chuyển thành nhà ở vô thời hạn hay không? Bên cạnh đó có quy định không được phép bán quá 20% cho người nước ngoài là đối với một tòa nhà, hay với một dự án…Ngoài ra, việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của ngân hàng từ nguồn tiền người nước ngoài cho thuê hoặc bán nhà ở Việt Nam để chuyển về nước cũng nhiều phức tạp khi phải chứng minh các hóa đơn, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng… góp phần khiến một số chủ đầu tư ngại rót tiền vào lĩnh vực này.

Chuyên gia BĐS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, những đối tượng vào Việt Nam đầu tư còn đem theo cả gia đình, vợ con và đều có nhu cầu về chỗ ở để yên tâm công tác. Vì thế, chính sách về nhà ở sẽ có vai trò quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, thu hút các tổ chức cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trình độ, bằng cấp vào Việt Nam, trở về Việt Nam sinh sống, làm việc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Bởi thế, cần sớm có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đối tượng này được tiếp cận với nhà ở.

Ông Đặng Văn Quang cho biết, trong số hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều, thì số lượng người sở hữu nhà ở Việt Nam mới dừng lại ở con số vài trăm. Đây là con số khiêm tốn không như những gì chúng ta kỳ vọng khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cho phép Việt kiều, người nước ngoài sở hữu nhà ở có hiệu lực. Giám đốc JLL cho rằng, để được mua nhà tại Việt Nam, Việt kiều phải xin xác nhận công chứng giấy đăng ký kết hôn ở nước sở tại và dịch thuật, công chứng tại Việt Nam, điều này cũng khiến các Việt kiều tốn thời gian và gặp nhiều trở ngại.

Từ thực tế này, luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc công ty Luật Minh Thư (Đoàn LS Thành phố Hà Nội) cho rằng, để khuyến khích việc sở hữu nhà ở, Chính phủ cần xem xét, đề ra các chính sách ưu đãi hơn về thuế, lãi suất… đối với các ngân hàng trong trường hợp họ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể vay tiền để mua nhà sinh sống, làm ăn tại Việt Nam. “Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan thì đã có quy định cho phép thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai để vay tiền. Vì vậy, các ngân hàng có thể yên tâm và tránh các rủi ro khi cho người nước ngoài vay tiền mua nhà ở tại Việt Nam bằng cách sử dụng chính nhà ở sẽ mua của các tổ chức cá nhân nước ngoài và Việt kiều để làm tài sản bảo đảm.”

Chuyên gia BĐS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, những đối tượng vào Việt Nam đầu tư còn đem theo cả gia đình, vợ con và đều có nhu cầu về chỗ ở để yên tâm công tác. Vì thế, chính sách về nhà ở sẽ có vai trò quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, thu hút các tổ chức cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trình độ, bằng cấp vào Việt Nam, trở về Việt Nam sinh sống, làm việc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Bởi thế, cần sớm có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đối tượng này được tiếp cận với nhà ở.

Ngọc Linh - Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 31.454 lao động, tăng 21,62% so với cùng kỳ năm 2024, tăng 33,4% so với tháng trước.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt 2 Nghị quyết quan trọng

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt 2 Nghị quyết quan trọng

Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội được huy động tích cực tham gia giám sát thi hành pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” trong thời kỳ mới.
Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi”  đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

Xác định thi đua là động lực cho sự phát triển, thời gian qua Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh các phong trào thi đua, trong đó có phong trào “Công nhân giỏi”, đạt những hiệu quả thiết thực.

Tin khác

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công ty cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh vừa công bố mở bán đợt cuối dự án bất động sản QMS TOP TOWER tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động