Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 9 tháng, ước 10 tháng kế hoạch năm 2024, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/9 là 307.837,7 tỷ đồng, đạt 41,06% kế hoạch (749.755,8 tỷ đồng), đạt 45,27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia là 13.237,8 tỷ đồng (đạt 48,63% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là 4.817,19 tỷ đồng (đạt 77,49% kế hoạch).
Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/10 là 355.616,1 tỷ đồng, đạt 47,43% kế hoạch, đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 52,03% kế hoạch và đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia là 16.127,2 tỷ đồng (đạt 59,25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là 5.141,08 tỷ đồng (đạt 82,7% kế hoạch).
Ước giải ngân 10 tháng vốn ngân sách Trung ương đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên, vốn ngân sách địa phương giải ngân còn thấp.
Đến hết tháng 10/2024 có 15/44 bộ, cơ quan Trung ương và 41/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài truyền hình Việt Nam (100%), Ngân hàng Nhà nước (75,23%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (70,46%), Hòa Bình (74,91%), Tiền Giang (74,43%), Long An (74,1%).
![]() |
Đến hết ngày 30/9, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông vận tải là 47.720,06 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 47,1% kế hoạch năm 2024 được giao. (Ảnh minh họa: BT) |
Tuy nhiên, có 29/44 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt có một số bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân 0% như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (chưa phân bổ); giải ngân rất thấp như: Ủy ban dân tộc (1,12%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1,35%), Đại học quốc gia Hồ Chí Minh (5,01%), Đại học quốc gia Hà Nội (9%), Bộ Ngoại giao (10,03%)…
Việc một số địa phương kế hoạch lớn nhưng tỷ lệ giải ngân không cao, nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (Thành phố Hồ Chí Minh được giao 79.263,78 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước nhưng chỉ mới giải ngân 19,63%; thành phố Hà Nội được giao 81.033 tỷ đồng, chiếm 12,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng chỉ giải ngân 44,62%). Vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế có tỷ lệ giải ngân 10 tháng đạt cao với đạt 82,7% kế hoạch.
Đến hết ngày 30/9, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông vận tải là 47.720,06 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 47,1% kế hoạch năm 2024 được giao (101.340,21 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 44.862,41 tỷ đồng, đạt 56,6%; vốn ngân sách địa phương là 2.857,66 tỷ đồng, đạt 13%.
Báo cáo về khó khăn trong công tác giải ngân, Bộ Tài chính cho biết, các vướng mắc, khó khăn liên quan đến thể chế ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã được các bộ, ngành tổng hợp trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét sửa đổi các Luật tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm như: Vướng mắc về cơ chế chính sách; vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA... cần được các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư tích cực chủ động giải quyết để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, cần chủ động, kịp thời điều chuyển vốn giữa các dự án không có khả năng giải ngân, hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn, đảm bảo thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án trong nội bộ.
Riêng đối với những vướng mắc kéo dài liên quan đến nguồn nguyên vật liệu cho các dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải, đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương chủ quản quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu cát để bù đắp phần công còn thiếu hụt; phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để khẩn trương hoàn thiện thủ tục cấp phép mỏ, đảm bảo đủ khối lượng, công suất, đáp ứng tiến độ các dự án.
Đức Hạnh
Nên xem

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025
Tin khác

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam
Tài chính 11/07/2025 19:08

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Tài chính 11/07/2025 16:03

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài
Tài chính 10/07/2025 22:37

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Tài chính 10/07/2025 17:46

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank
Tài chính 10/07/2025 08:23