Vài góp ý với ngành Đường sắt!
Đảm bảo không gian xanh dưới gầm đường sắt trên cao TP.HCM: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt |
Năm 1939, khi đi tàu về quê, nhà thơ Tế Hanh cũng phải thốt lên: “Tôi thấy thương những chiếc tàu/Ngàn đời không đủ sức đi mau/Có chi vương víu trong hơi máy”... Nay đã 84 năm trôi qua, vẫn đường ray ấy, dù có nâng cấp “đôi chút” nhưng về cơ bản tốc độ chạy vẫn rất chậm, tiện nghi trên tàu vẫn chưa được “chuyển đổi số” để đáp ứng tiêu chí cách mạng 4.0.
![]() |
Ảnh minh họa:TTXVN |
Vẫn biết, muốn nâng cao chất lượng, tốc độ chạy tàu, điều đầu tiên phải làm mới đường sắt Bắc- Nam. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tiềm lực tài chính mà đến nay vẫn chưa thể đầu tư tuyến đường sắt mới. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, thời gian qua ngành Đường sắt cũng đã tập trung đầu tư nâng cấp các đội tàu, bố trí hệ thống các toa theo hướng hiện đại. Đặc biệt, ưu tiên cho những đội tàu chạy chuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh. Khoang ngồi, khoang giường nằm tương đối sạch. Cố gắng “làm mới” là thế, song có một thứ rất quan trọng thì chưa được nâng cấp đó là nhà vệ sinh. Tốc độ “rùa bò” vì hệ thống đường ray cũ kỹ là chuyện phải chấp nhận, khách hầu như không kêu ca, nhưng hệ thống nhà vệ sinh vừa thiếu lại vừa bẩn thực sự là nỗi ám ảnh.
Trong một xã hội hiện đại, nhà vệ sinh là một trong những yếu tố, tiêu chuẩn được người dùng đặc biệt quan tâm. Với đường sắt, dù tàu có thể chạy chậm, dù toa có thể chật, công nghệ còn nghèo nàn thì ít nhất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để “đổi mới” hệ thống nhà vệ sinh. Là người thường xuyên đi tàu, có lẽ cả đến chục năm hệ thống nhà vệ sinh vẫn vậy. Mỗi toa chỉ một nhà vệ sinh. Vì số lượng người sử dụng nhiều, nên mỗi khi đi vệ sinh cảm giác “đập” vào mắt là sự cũ kỹ, mất vệ sinh, thậm chí đôi khi hết cả nước.
Hôm nọ, đi chuyến tàu từ Nghệ An ra Hà Nội, một người khách nằm cùng khoang cho hay, 20 năm mới đi tàu, không hiểu sao ngành Đường sắt vẫn không nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh. Ít nhất, mỗi toa phải có 2 nhà vệ sinh, nam riêng, nữ riêng. Cùng đó, phải mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. “Khi xác định mỗi du khách đến Việt Nam là một đại sứ du lịch, thì ít nhất ngành Đường sắt phải nâng cao chất lượng nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu tối thiểu của du khách. Mấy chục tiếng đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, du khách phải chịu cảnh nhà vệ sinh như thế thì họ sẽ nghĩ về chúng ta như thế nào”, một hành khách nhận xét.
Để ngành Đường sắt cũng là “đại sứ” du lịch, thiết nghĩ bản thân ngành cần phải tiếp tục nghiên cứu nâng cấp chất lượng các đội tàu; trước mắt là ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị wifi, đặc biệt là mở thêm và “nâng tầm” chất lượng nhà vệ sinh. Đôi khi cái nhỏ nhất lại là cái quan trọng nhất.
Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10