Tỷ giá USD/VND tăng nhưng không đáng lo ngại
Giá vàng trong nước giảm, tỷ giá USD/VND đứng yên | |
Tỷ giá USD/VND lên cao nhất một năm |
Giá USD tăng chủ yếu do tác động từ thị trường quốc tế
Theo dõi thị trường ngoại tệ có thể thấy, thời gian qua, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh tăng kể từ đầu năm 2018 đến nay, từ mức 22.415 VND/USD vào ngày 31/12/2017 lên mức 22.605 VND/USD vào ngày 29/5/2018 vừa qua (tương đương mức tăng 0,8%).
Trong khi đó, tỷ giá giao dịch tại các Ngân hàng thương mại lại có biến động trồi sụt hơn và so với thời điểm cuối năm ngoái thì tỷ giá tại đây có mức tăng thấp hơn tỷ giá trung tâm (chỉ 0,5%).
Đánh giá về mức tăng này, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh trong thời gian qua xuất phát từ nguyên nhân chính là đồng USD mạnh lên trên thị trường thế giới.
Tỷ giá USD/VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5 - 2% là khá hợp lý. Ảnh minh họa |
Theo BVSC, kể từ giữa tháng 4 đến nay, đồng USD có xu hướng mạnh lên rõ nét trước sự hồi phục của kinh tế Mỹ và chính sách tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED. Cụ thể, chỉ số USD Index đã tăng từ mức thấp nhất 88,2 điểm lên mức 94,8 điểm trong phiên ngày 30/05. So với thời điểm đầu năm thì USD Index hiện đã tăng 2,6%.
BVSC cho rằng, việc tăng tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý khi thuận theo xu hướng khách quan của thế giới, tuy nhiên so sánh tương quan thì mức tăng của tỷ giá trung tâm trong nước (0,8%) thấp hơn hẳn so với mức tăng của USD Index (2,6%) trên thị trường thế giới.
“Việc chủ động điều tiết giảm giá VND của Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần đảm bảo lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam (khi đồng bản tệ của nhiều nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam cũng suy yếu so với đồng USD). Về tổng thể, mức tăng của tỷ giá như trên, dù liên tục nhưng biên độ còn khá nhỏ (dưới 1%) nên chưa ảnh hưởng nhiều tới sự ổn định của kinh tế vĩ mô hiện nay”, BVSC nhận định.
Tỷ giá USD/VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5-2%
Cũng liên quan đến thị trường ngoại tệ, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, tỷ giá USD/VND trong năm 2018 sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ. Trong đó có thể kể đến, cán cân thương mại có khả năng tiếp tục thặng dư do kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu tại các nước mới nổi và đang phát triển tiếp tục xu thế tăng so với năm trước. Cùng với đó, dòng vốn nước ngoài vẫn có xu hướng tích cực.
Trong bối cảnh lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển, dòng vốn đang có xu hướng chảy vào các khu vực kinh tế mới nổi và đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng, tần suất tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong năm 2018 sẽ nhiều hơn tạo kỳ vọng đồng USD tăng giá trở lại. FED được dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2018, với lộ trình dần dần đưa lãi suất cơ bản về mức 3%. Do đó, tỷ giá USD/VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5 - 2% là khá hợp lý, tiếp tục tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trước đó, ở năm 2017, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nguyên nhân chủ yếu là do đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm), dù FED đã tăng lãi suất nhiều lần do tác động của chính sách chống thâm hụt thương mại của tổng thống Trump.
Cùng với đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6 - 7%), nghiêng về việc nắm giữ VND. Huy động ngoại tệ tăng thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016, trong khi Ngân hàng Nhà nước mua được khoảng 7 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng.
Cán cân thanh toán tổng thể (CCTTTT) tiếp tục thặng dư nhờ cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu; Cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP). FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12 tỷ USD, cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016).
Ngoài ra, niềm tin vào VND và sự ổn định vĩ mô ngày càng được nâng cao, giúp cho khoản mục Lỗi và sai sót trong CCTTTT giảm đáng kể. CCTTTT ước thặng dư 3,4% GDP. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung được dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục 47 tỷ USD.
Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22