--> -->

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất

Năm 2022 là năm hoạt động tuyển sinh có nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật để hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh. Với những điều chỉnh mới, cũng có không ít những khó khăn đặt ra. Trước thời điểm đóng Hệ thống xác nhận nhập học, bà Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những chia sẻ nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2022.
Đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào cao, lo đầu ra khó? Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa

Đảm bảo minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả Hệ thống

PV: Thưa bà, chỉ còn một ngày nữa Hệ thống xác nhận xét tuyển đại học sẽ đóng lại, cũng là cơ bản hoàn thành một mùa tuyển sinh với nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Nhìn lại hoạt động tuyển sinh vừa qua, theo bà đâu là những “mặt được”?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh, có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy.

Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là sự đột phá về chuyển đổi số, đặc biệt là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt - đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ngoài ra, xét tuyển chung là khâu kỹ thuật để giúp các trường tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, mất cơ hội của những thí sinh khác. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống. Điều này cho thấy năm nay, tỷ lệ thí sinh ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước trong xét tuyển đợt 1.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành. Bộ GD&ĐT có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, hạn chế.

Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ như: Có trường tổ chức xét tuyển sớm theo học bạ dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều; có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.

Việc xét tuyển sớm ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên Hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.

Đã có trên 80% thí sinh xác nhận nhập học, các năm trước tối đa là 63%

PV: Trong khi Hệ thống lọc ảo chung của Bộ GD&ĐT được nhiều trường đánh giá là ưu việt, thì vẫn có ý kiến cho rằng, Hệ thống này gây bức xúc khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GD&ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Bà chia sẻ gì về ý kiến này?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho các cơ sở đào tạo giảm thiểu được số lượng thí sinh ảo giữa các phương thức xét tuyển và giữa các cơ sở đào tạo; thí sinh được lựa chọn nguyện vọng đúng ngành và trường mong muốn mà không phải chịu sức ép phải xác nhận nhập học sớm.

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất
Thí sinh tìm hiểu về nguyện vọng xét tuyển đại học tại Ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2022 tại Hà Nội.

Việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.

Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022, Bộ GD&ĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường.

Có ý kiến cho rằng, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Đây là nhận định không chính xác. Điểm sàn do các trường quy định nhằm hạn chế hồ sơ đăng ký không đáp ứng yêu cầu đầu vào; các trường xác định điểm trúng tuyển theo nguyên tắc xét từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu, chứ không thể ấn định điểm chuẩn trúng tuyển ngay từ đầu.

Hầu hết sai sót đã được khắc phục

PV: Hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, cũng là một trong những phản ánh về tuyển sinh năm nay. Thực tế có trường hợp thí sinh như vậy hay không? Bộ GD&ĐT, các trường đã có những hỗ trợ như thế nào với những trường hợp thí sinh như vậy?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo; chỉ cần hơn kém 0,01 điểm hoặc tiêu chí phụ là đã có thể đỗ hoặc trượt, có thể trúng tuyển/không trúng tuyển ở trường này hay trường khác.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 được triển khai đồng bộ và triệt để. Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dẫn tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.

Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GD&ĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.

Cho đến thời điểm này, ngoài một số khó khăn trong thanh toán phí xét tuyển trực tuyến (do nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia và một vài kênh thanh toán trực tuyến) và lỗi hiển thị thông tin trúng tuyển trong sáng ngày đầu tiên thí sinh xác nhận nhập học (ngày 18/9), Hệ thống đăng ký thi và xét tuyển của Bộ GD&ĐT không có bất kỳ lỗi nào gây thiệt thòi cho thí sinh.

PV: Có câu hỏi đặt ra, phải chăng do Hệ thống công nghệ xét tuyển đại học chưa hề được kiểm nghiệm trong thực tế đã sử dụng trong tuyển sinh năm nay? Phải chăng trước khi triển khai những thay đổi về kỹ thuật, Bộ GD&ĐT chưa đánh giá tác động, chưa lường hết được vấn đề nên đã gây ra nhiều hệ luỵ, khó khăn cho thí sinh? Bà trả lời như thế nào với những câu hỏi này?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung năm 2022 không phải được xây mới hoàn toàn mà được kế thừa từ Hệ thống đã được triển khai thực hiện thành công từ các năm trước đây. Năm 2021 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trực tuyến và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyển trên Hệ thống. Năm 2022, Hệ thống chỉ nâng cấp để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng trên hệ thống và nộp lệ phí cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Hệ thống đã được thử nghiệm, tập huấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng cho tất cả các đối tượng tham gia. Từ ngày 15/7 đến ngày 18/7/2022, Hệ thống đã được mở để tất cả thí sinh tham gia thử nghiệm đăng ký xét tuyển trước khi thí sinh đăng ký nguyện vọng chính thức. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các cơ sở đào tạo tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh trong việc đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí trực tuyến.

Với một Hệ thống lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp với quy trình chặt chẽ, trong đó có việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường truyền thông để các đối tượng tham gia biết và thực hiện. Bộ GD&ĐT đồng thời cũng đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra để kịp thời giải quyết. Mặc dù vậy, đa phần thí sinh tham gia Hệ thống lần đầu, hầu hết lại chưa có tài khoản và chưa từng giao dịch không sử dụng tiền mặt, vì vậy khó khăn là không thể tránh khỏi.

Đơn giản hóa các phương thức xét tuyển

PV: Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học với giáo dục đại học mới đây, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh tới việc “các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa”. Vì sao Bộ lại nhấn mạnh vấn đề này? Trước thực tế xét tuyển với quá nhiều phương thức do các trường tự đặt ra dẫn đến khó khăn như năm nay, theo bà, có nên đưa ra giải pháp mang tính “áp đặt” phương thức thay vì chỉ kêu gọi các nhà trường “đơn giản hóa” hay không?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.

PV: Từ thực tế tuyển sinh năm nay, đại diện một số trường đại học và chuyên gia cho rằng, cần giữ ổn định cho năm 2023 nhưng phải hoàn thiện về hệ thống kỹ thuật. Bộ GD&ĐT đã tính toán đến việc hoàn thiện như thế nào?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Hiện nay, Hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022, có thể khẳng định áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới Hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn.

- Xin cảm ơn bà!

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây chuyên mua bán, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố. Các đối tượng đã thu gom lợn bệnh, tổ chức giết mổ không phép và tuồn ra thị trường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.

Tin khác

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Từ 0 giờ ngày 7/7 đến 24 giờ ngày 9/7/2025, Cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp trực tuyến của Hà Nội chính thức mở để tiếp nhận đăng ký tuyển sinh vào lớp 6. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm bảo đảm công tác tuyển sinh đầu cấp diễn ra đồng bộ, thuận tiện và minh bạch. Năm học 2025 - 2026, toàn thành phố dự kiến tuyển khoảng 161.000 học sinh vào lớp 6.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ tục xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 10/7 đến 24h ngày 12/7/2025. Đây là bước bắt buộc để hoàn tất quyền nhập học tại trường đã trúng tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh: Chính sách nhân văn, giảm gánh nặng kinh tế cho phụ huynh

Hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh: Chính sách nhân văn, giảm gánh nặng kinh tế cho phụ huynh

Việc thành phố Hà Nội dự thảo hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học đã chạm tới mối quan tâm thiết thực của người dân, nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng đây là chủ trương đúng đắn nhằm hiện thực hóa mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông và đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục, không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó có thể giúp giảm áp lực về kinh tế đối với các gia đình có con trong độ tuổi đi học, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Đây là tin vui đối với nhiều phụ huynh bởi sẽ góp phần giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên

Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên năm học 2025 - 2026.
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập không chuyên

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập không chuyên

Tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2025 - 2026.
Cách tra cứu điểm thi lớp 10 ở Hà Nội

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 ở Hà Nội

Theo dự kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chiều nay (4/7), Sở sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026 của từng thí sinh.
Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng

Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng

Trong các ngày 1 - 3/7, hàng nghìn phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con em mình vào lớp 1 năm học 2025 - 2026, thông qua cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội. Đây là bước tiếp nối chính sách tuyển sinh đầu cấp hiện đại, công khai, minh bạch, được duy trì ổn định trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang triển khai tổ chức chính quyền đô thị theo mô hình 2 cấp.
Phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 đến hết ngày 3/7

Phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 đến hết ngày 3/7

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, cổng đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho học sinh lớp 1 năm học 2025 - 2026 sẽ mở đến hết hôm nay (3/7).
Xem thêm
Phiên bản di động