Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội – Kiên quyết xử lý
![]() | Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng |
![]() | Trước thông tin giá điện tăng, giá xăng dầu được giữ ổn định |
![]() | Đùa bằng tin báo giả, lãnh phạt nặng không ngờ |
Kỳ 1: Tràn lan thông tin bịa đặt
Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu... đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Tại Hà Nội, ngoài việc xử lý các thông tin không chính xác về dịch bệnh, các cơ quan chức năng cũng tích cực đẩy mạnh ngăn chặn các hành vi “ăn theo” Corona.
“Ăn theo” dịch bệnh
Khi mạng xã hội phát triển, bên cạnh những mặt tích cực như tốc độ chia sẻ, lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, thì đồng thời cũng kéo theo nạn tin giả, tin xấu, độc… gây hệ lụy khó lường.
Có không ít vụ việc đăng tải thông tin giả mạo, thông tin thất thiệt đã làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, gây tâm lý hoang mang, bức xúc. Thậm chí, một số nghệ sĩ nổi tiếng, được dư luận quan tâm theo dõi vì nhiều lý do cũng “sập bẫy” tin giả, và gián tiếp trở thành người truyền tải những tin không chuẩn xác đến người dân.
Mới đây, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân… khi chưa kiểm định rõ thông tin trên mạng xã hội về dịch bệnh do virus Corona gây ra đã chia sẻ thông tin trên các tài khoản cá nhân.
Dù là “nạn nhân” của tin giả song dĩ nhiên, với hành vi phát tán thông tin không chính xác, những nghệ sĩ này đã nhanh chóng được các cơ quan chức năng mời lên làm việc.
![]() |
Vấn nạn lan truyền tin tức giả về virus Corona xuất hiện nhiều trên mạng xã hội |
Thực tế, thời gian qua nạn tin giả, tin xấu, độc sai sự thật về dịch virus Corona cũng được các ngành chức năng đẩy mạnh xử lý ở nhiều địa phương. Cụ thể, trong hai ngày 31/1 và 1/2, công an các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đã xử phạt 6 trường hợp tung tin về dịch virus Corona.
Cụ thể, ngày 1/2, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử phạt chị Nguyễn Thị Hồng M. và chị Ngô Thị T. (cùng 30 tuổi, trú Thành phố Sông Công) về hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật.
Trước đó, ngày 31/1, chị M. đăng trên nhóm Zalo thông báo với nội dung: "Hiện nay, Bệnh viện C đang có 3 bệnh nhân bị nhiễm cúm Corona đến từ Vũ Hán, Trung Quốc. Mong các bậc phụ huynh theo dõi trẻ tại nhà, nếu có biểu hiện sốt, sổ mũi... thì cho trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế gần nhất. Tránh đến những nơi đông người".
Sau khi đọc được thông tin do chị M. đăng tải, thì chị Ngô Thị T. đã sao chép và đăng tải lên trang Facebook cá nhân đồng thời kêu gọi mọi người "mạnh tay chia sẻ". Mặc dù sau đó cả hai đã gỡ bỏ thông tin nêu trên nhưng với hành vi tung tin sai sự thật, gây tác động xấu đến xã hội công an đã lập biên bản và xử phạt mỗi người 12,5 triệu đồng.
Còn tại Vĩnh Phúc, ngày 31/1, công an cũng xử phạt chị B.H.A. (23 tuổi) và chị L.T.P. (28 tuổi) mỗi người 12,5 triệu đồng về hành vi tung tin sai sự thật về diễn biến của dịch bệnh viêm phổi cấp.
Tại cơ quan công an, cả hai phụ nữ trên đều xác nhận các thông tin đăng tải trên facebook cá nhân đều là thông tin không chính xác. Vì thấy các phương tiện thông tin đại chúng đang cảnh báo rất nhiều về dịch bệnh này nên đã vội vàng đưa tin theo trào lưu.
Vì đâu xuất hiện tin giả?
Tin giả lan truyền là mặt trái của mạng xã hội. Không chỉ ở Việt Nam mà thông tin về dịch virus Corona cũng tràn lan trên mạng tại nhiều nước qua các nền tảng xuyên biên giới như facebook, youtube…
Tại những nước xác nhận có những ca dương tính với dịch virus Corona, nhiều hình ảnh chế, thông tin không đúng sự thật cũng được lan truyền chóng mặt. Đơn cử như hình ảnh cô gái người Trung Quốc ăn thịt súp dơi lan truyền trên mạng xã hội gần đây được gắn với nguyên nhân gây ra dịch bệnh được các chuyên gia hình ảnh xác định phim này có từ năm 2016 gắn với quảng cáo du lịch tại một quần đảo Nam Thái Bình Dương được chế lại.
Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật.
![]() |
Nhận diện thông tin xấu độc và ngăn chặn hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật là hết sức cần thiết |
Thực tế cho thấy, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Nói cách khác, ôm tâm lý mỗi lần đăng status là có hàng chục ngàn lượt thích và chia sẻ đã khiến không ít người bất chấp sự thật, đưa những tin tức sai trái.
Họ xây dựng hình ảnh từ đó, dù hình ảnh đó xấu xí, phản cảm, nhưng nó lại được sức mạnh truyền thông phi chính thức ủng hộ. Họ kinh doanh, kiếm lời từ hình ảnh ấy, mà trường hợp những Khá Bảnh, Phúc XO, Phú Lê... trước đây là ví dụ điển hình.
Hoặc đơn cử như thông tin một cậu bé tự tử vì không có áo đồng phục mới để đến trường; hiện tượng bắt cóc trẻ con tại một số địa phương; thông tin trận mưa lũ lịch sử năm 2017 khiến đập thủy điện Hòa Bình sắp vỡ… là minh chứng dễ thấy.
Đáng nói, dù là tin thất thiệt song ngay khi xuất hiện, nó đã được lan tỏa theo cấp số nhân, thu hút hàng trăm nghìn lượt người theo dõi, chia sẻ, bình luận. Những thông tin này được các trang mạng, những tài khoản kinh doanh online “chuộng” hơn cả bởi dễ "câu like”, tăng lượt người theo dõi.
Nghiêm trọng hơn, hiện đang có một hiện tượng là những vấn đề liên quan đến cơ quan Nhà nước, cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiền nhiệm và đương nhiệm… bị thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc trên mạng xã hội.
Những thông tin giả mạo được đăng tải hoặc cài cắm những thông tin bịa đặt khiến người đọc hoang mang, nhen nhóm nguy cơ gây bất ổn xã hội khi cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Đinh Luyện
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

LĐLĐ quận Long Biên tặng thẻ BHYT miễn phí cho đoàn viên, người lao động khó khăn

Nếu học sinh hút thuốc, đánh bạn chỉ phải viết bản kiểm: Mức phạt chưa đủ sức răn đe!

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Aston Villa vs Tottenham: Cơ hội vàng để tiến gần đến giấc mơ

Chelsea vs Manchester United: “Quỷ Đỏ” vượt khó tại Stamford Bridge

Dortmund vs Holstein Kiel: Màn hạ màn trái chiều tại Signal Iduna Park
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52