Tưng bừng ngày khai hội Gò Đống Đa
Hà Nội kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa | |
Lãnh đạo quận Đống Đa kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội Ngọc Hồi – Đống Đa | |
Đông đảo du khách về đền Bảo Hà xin lộc trong ngày đầu năm mới |
Ðây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người Anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Lao động Thủ đô ghi lại tại ngày khai hội.
Lễ hội Ngọc Hồi – Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội. Các nghi thức tế lễ được cử hành trang trọng. Trong tiết trời đẹp, hàng nghìn người dân thập phương đã đổ về tham dự. |
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội tưởng nhớ vị Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ. |
Nghi thức tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. |
Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, bất ngờ vào Thăng Long. Đỉnh cao là trận chiến đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải tự tử. Quân ta đã đánh bại hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. |
Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn. |
Người dân tiến vào khu vực tượng đài vua Quang Trung dâng hương. |
Nằm trên phố Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), Khu di tích gò Đống Đa xưa là nơi có nhiều gò đống nên thường được gọi là xứ Đống Đa. Theo nhiều tài liệu lịch sử, đến giữa thế kỷ XIX, các gò đống này vẫn còn khá nguyên dạng, chỉ đến thời Nguyễn và Pháp thuộc, do không được bảo vệ nên bị phá hủy gần hết. Nhiều gò bị san bằng, hiện chỉ còn gò Đống Đa và gò Đống Thiêng. Tương truyền, đây là nơi diễn ra trận đánh thần tốc của Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh vào mùa xuân Kỷ Dậu (năm 1789). Không gian văn hóa của Khu di tích gò Đống Đa được cấu tạo bởi những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh những giá trị về mặt vật thể thông qua các hạng mục di tích trên, giá trị văn hóa phi vật thể của di tích này là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, là lễ hội diễn ra vào ngày mồng 5 tháng Giêng. Hằng năm, cứ vào ngày này, người dân Đống Đa đều tổ chức giỗ trận, tức giỗ vong linh của những binh sĩ Tây Sơn và cả quân, tướng giặc nhà Thanh tử trận. Điều đó thể hiện sự khoan dung, độ lượng, tấm lòng vị tha, nhân đạo của các thế hệ người dân Việt Nam trước kẻ thù. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:26
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:00
Cầu Giấy vững tin thành đô thị hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 17:53