-->

Từ số 0 đến điểm đến quốc tế: Bước tiến dài của du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Nhờ có những bước tiến dài cả về “lượng” và “chất”, đạt được những kỳ tích về giải thưởng quốc tế, du lịch Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách với thế giới. Từ con số 0 trên bản đồ du lịch quốc tế, Việt Nam giờ đây đã có thể đĩnh đạc sánh vai với các điểm đến hàng đầu châu Á và thế giới.
Điều gì tạo hấp lực cho ‘thỏi nam châm’ The Center tại Nam Phú Quốc? Không khí Giáng sinh ngập tràn Nam đảo Ngọc, du khách lưu luyến không rời Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long: Cửa ngõ thăm Vịnh di sản Sun Group nhận giải thưởng đặc biệt tại Vietnam HR Awards 2020

Kỳ tích khó tin

Cần phải nhắc đến sự thay đổi về cả lượng và chất để thấy đạt được vị thế như ngày hôm nay, du lịch Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm không hề đơn giản.

Vào năm 1990, Việt Nam chỉ đón được 250 nghìn lượt khách quốc tế, 20 năm sau (năm 2010) mới đạt mốc 5 triệu lượt (dù cũng tăng 20 lần).

Từ số 0 đến điểm đến quốc tế: Bước tiến dài của du lịch Việt Nam
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Trong khi Việt Nam vẫn còn lẹt đẹt đón vài trăm nghìn lượt khách quốc tế thì Thái Lan, quốc gia láng giềng vốn không có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng đã vươn trở thành một cường quốc về du lịch trong khu vực và thế giới với hàng triệu lượt khách quốc tế.

Năm 2010, dù phải chịu tổn thất do ảnh hưởng của những bất ổn trong nước, song ngành du lịch xứ sở chùa Vàng vẫn đón hơn 9,5 triệu lượt khách quốc tế, cao gần gấp đôi Việt Nam. Còn lượng khách quốc tế đến các quốc gia khác trong khu vực ở thời điểm đó cũng vẫn là con số trong mơ của ngành du lịch Việt Nam. Năm 2010, Singapore đón khoảng 6 triệu khách, Malaysia đón hơn 10,2 triệu khách….

Xét về năng lực cạnh tranh, Việt Nam luôn bị xem là “chiếu dưới” so với nhiều quốc gia trong khu vực. Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 97 trên tổng số 113 nước, trong khi Singapore xếp thứ 7, Malaysia xếp thứ 32.

Tuy nhiên, chỉ 9-10 năm sau, du lịch Việt Nam đã tiến một bước lớn, khiến thế giới phải “ngước nhìn”. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến đã đạt con số kỷ lục 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Trong đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm liên tục đạt mức 2 con số. Đặc biệt là giai đoạn 2015- 2019 đạt trung bình 22,7%/ năm và được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xếp vào hàng tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, du lịch nội địa cũng tăng trưởng chóng mặt. Nếu như lượng khách trong nước năm 1990 chỉ đạt 1 triệu lượt thì năm 2019 đã tăng lên 85 triệu lượt (gấp 85 lần).

Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 cũng cho thấy, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã cải thiện đáng kể, từ hạng 97/113 lên hạng 63/140 so với năm 2008.

Đáng chú ý là trong khoảng 10 năm trở lại đây, các thương hiệu du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng lớn của các nhà đầu tư trong nước như: Sun Group, Vingroup… đã làm thay đổi một cách rõ nét hình hài và vị thế du lịch Việt Nam.

Còn nhớ, năm 2014, lần đầu tiên Khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula được Tổ chức Du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới”. Lúc đó, chưa bao giờ Du lịch Việt Nam đạt được danh hiệu nào danh giá như thế. Lập tức, sự kiện này lọt vào danh sách đề cử 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Từ số 0 đến điểm đến quốc tế: Bước tiến dài của du lịch Việt Nam
InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort

Thế nhưng những năm gần đây, các điểm đến, khách sạn, công ty lữ hành, hãng hàng không… của Việt Nam liên tiếp đạt những giải thưởng, danh hiệu danh giá của các tổ chức uy tín, nổi tiếng trên thế giới. Ngay cả khi đại dịch Covid-19 tấn công làm suy yếu du lịch toàn cầu, cái tên Việt Nam vẫn được thế giới vinh danh trên trường quốc tế.

Lợi thế thu hút khách quốc tế

Năm 2020 và đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã làm cả thế giới điêu đứng, du lịch nhiều nơi gần như “đóng băng” nhưng du lịch Việt Nam vẫn đạt được những kết quả nhất định nhờ khống chế dịch rất tốt. Chưa mở cửa du lịch quốc tế nhưng du lịch nội địa vẫn tăng trưởng trong điều kiện dịch hết sức khó khăn.

Đặc biệt hơn, Việt Nam vẫn nhận hàng loạt giải thưởng và đứng đầu trong các bảng xếp hạng về du lịch. Việt Nam đã có một mùa bội thu tại Giải thưởng du lịch thế giới 2020: Năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”; InterContinental Danang Sun Peninsula đạt giải thưởng “Khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường hàng đầu Thế giới 2020”, M-Gallery Sapa (Lào Cai) là “Khách sạn biểu tượng hàng đầu thế giới”, Sun World Fansipan Legend (Lào Cai) là “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới”, Sân bay quốc tế Vân Đồn là “Sân bay khu vực hàng đầu thế giới”. Hà Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình và Bình Định cũng nằm trong danh sách 20 điểm đến hàng đầu thế giới 2020.

Từ số 0 đến điểm đến quốc tế: Bước tiến dài của du lịch Việt Nam
Cầu Vàng Sun World Ba Na Hills

Vài năm trở lại đây, Việt Nam liên tục được cộng đồng quốc tế vinh danh vì sở hữu những công trình du lịch độc đáo nổi danh như: Cầu Vàng, Khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng), JW Marriott Phu Quoc... Mới đây, hãng CNBC (Mỹ) bình chọn khu vực biển miền Trung của Việt Nam vào top 7 nơi an toàn đáng đến sau đại dịch Covid-19. Sự kiện Cầu Vàng của Khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) được tờ The Daily Mail bình chọn là Kỳ quan mới của thế giới không chỉ là niềm tự hào lớn, mà còn là chỉ dấu rõ ràng cho thấy tên tuổi Việt Nam ngày càng rạng danh trên bản đồ du lịch quốc tế. Tháng 3 năm nay, Việt Nam lọt top 10 thị trường hàng không lớn nhất thế giới theo dữ liệu do Công ty phân tích Hàng không OAG (Anh) công bố.

Những danh hiệu quốc tế nói trên không những khẳng định vị thế hàng đầu của Du lịch Việt Nam trong khu vực, ngày nay đã sánh ngang với các cường quốc trong khu vực và thế giới, mà còn là lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua hút khách quốc tế hậu Covid-19.

Đồng thời, những danh hiệu này cũng đã thêm một lần nữa cho thấy tầm nhìn và những nỗ lực sáng tạo của các nhà đầu tư chiến lược tiên phong như Sun Group trong việc kiến tạo những công trình biểu tượng, đem đến những trải nghiệm du lịch mới mẻ, ấn tượng cho du khách, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Từ đó, tạo tiền đề vững chắc cho cho sự bứt tốc, thăng hoa, phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam trong tương lai, trước mắt là đón đầu xu hướng phát triển trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid-19.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động