Từ những vụ án mạng kinh hoàng: Hồi chuông báo động về đạo đức xã hội
Triệt tiêu bạo lực học đường: Sao không đưa vào trường giáo dưỡng? | |
Xây dựng, thực hiện hương ước: Phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương |
Từ những thảm án do mâu thuẫn tình cảm, mâu thuẫn gia đình
Những ngày qua, mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đưa tin về những vụ án giết người do mâu thuẫn tình cảm, mâu thuẫn gia đình. Hiện tượng này đã gây ra những sang chấn tâm lý nặng nề trong xã hội khiến nhiều người cảm thấy bất an.
Đó là báo động đỏ về sự xuống cấp, văn hóa ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội hiện nay. Minh chứng cho sự việc này có thể kể đến các vụ án như vụ sát hại cả nhà em trai ruột tại xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) ngày 1/9.
Hiện trường vụ án tại quận Cầu Giấy. |
Đến nay, dù đã gần 3 tuần trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến vụ thảm sát trên, nhiều người dân vẫn không khỏi bàng hoàng, chua xót. Ngày 1/9, do mâu thuẫn đất đai (cụ thể là, mâu thuẫn phân chia 5m2 đất giáp ranh trong quá trình xây nhà), đối tượng Nguyễn Văn Đông đã xông vào nhà em ruột là Nguyễn Văn H, truy sát cả gia đình ông H khiến 4 người chết, 1 người bị thương.
Không lâu sau, một vụ án tương tự lại xảy ra tại thành phố Thái Nguyên với nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn tiền bạc. Cụ thể, ngày 14/9, ông Bùi Xuân Hồng đi xe đạp sang nhà bà Bùi Thị H (61 tuổi, ở tổ 14, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên - em ruột của ông Hồng) để tìm gặp anh Nguyễn Thành V (38 tuổi, con rể của bà Hồng) để đòi nợ số tiền 3 tỉ đồng và áng mạng đau lòng đã xảy ra.
Tiến sĩ Trần Thành Nam (Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân dẫn đến những vụ án, trong đó có cả những vụ người thân trong gia đình sát hại nhau chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, bị dồn nén, tích tụ lâu ngày. Điều đáng bàn, không ngoại trừ những đối tượng gây án là những người sẵn máu bạo lực lại được dung dưỡng, tiếp tay bởi những hành vi bạo lực ngoài cộng đồng. Do vậy, khi có cơ hội là bạo lực bùng phát, khiến con người ta không thể kìm chế được nên mới ra tay độc ác với chính người thân của mình. Bên cạnh đó, một trọng những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vụ thảm sát ngày càng gia tăng là do sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, và các phương tiện truyền thông. Trên thực tế, hiện nay, hằng ngày, hằng giờ, trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đều trần ngập những thông tin về các vụ cướp của, giết người, hiếp dâm… tựu chung là những thông tin tiêu cực.. |
Mới đây nhất, ngày 16/9, đối tượng Giàng A Dông (sinh năm 1996, quê ở Điện Biên, là người có quan hệ tình cảm với chị Sùng Thị M.L) đã tới nhà trọ của chị L ở ngõ 30 phố Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tại đây, không những Dông đã sát hại chị L, mà sau đó còn sát hại cả chị Ngô Thị X sống cùng phòng với chị L..
Không để vết nhơ làm hoen ố bức tranh xã hội tươi sáng
Thật đáng buồn là hành vi bạo lực, dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình hay mâu thuẫn tình cảm đã không còn là chuyện hiếm gặp. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, gần đây, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra hơn 1.200 vụ giết người, trong đó có tới 18-20% số vụ là người thân trong gia đình giết nhau. Con số này thể hiện sự xuống cấp, băng hoại về đạo đức, văn hóa ứng xử giữa con người với con người trong xã hội hiện tại.
Theo Chuyên gia tâm lý tội phạm học Bộ Công an – Trung tá Đào Trung Hiếu chia sẻ: Ngày nay, đạo đức xã hội đang xuống cấp một cách nghiêm trọng kéo theo sự vô cảm lớn dần trong mỗi cá nhân. Người ta không cảm thấy căm phẫn, ghét bỏ trước những cái xấu, cái tiêu cực và cũng không cảm thấy hứng thú, rung động trước những điều tốt đẹp trong xã hội một khi đạo đức xuống cấp.
Cùng với đó, kẻ gây án thường hạn chế về mặt nhận thức, tâm lý coi thường pháp luật. Rất nhiều người trẻ bị ảnh hưởng vì họ là đối tượng rất dễ bị tổn thương, nhiễm nhanh những giá trị lệch chuẩn của xã hội.
Đồng tình với ý kiến trên, theo chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Trần Thành Nam (Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân dẫn đến những vụ án, trong đó có cả những vụ người thân trong gia đình sát hại nhau chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, bị dồn nén, tích tụ lâu ngày.
Điều đáng bàn, không ngoại trừ những đối tượng gây án là những người sẵn máu bạo lực lại được dung dưỡng, tiếp tay bởi những hành vi bạo lực ngoài cộng đồng. Do vậy, khi có cơ hội là bạo lực bùng phát, khiến con người ta không thể kìm chế được nên mới ra tay độc ác với chính người thân của mình.
Bên cạnh đó, một trọng những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vụ thảm sát ngày càng gia tăng là do sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, và các phương tiện truyền thông. Trên thực tế, hiện nay, hằng ngày, hằng giờ, trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đều trần ngập những thông tin về các vụ cướp của, giết người, hiếp dâm… tựu chung là những thông tin tiêu cực.
Điều đó có tác động không nhỏ tới người độc giả, mà đặc biệt là giới trẻ. Khi tiếp cận với quá nhiêu thông tin tiêu cực họ sẽ cảm thấy những sự việc trên là bình thường và không còn càm thấy phẫn nộ hay bức xúc quá nhiều. Thậm chí có nhiều người còn bắt chước, làm theo.
Để không còn những vụ án mạng xảy ra, đặc biệt là người thân trong gia đình sát hại nhau, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho rằng: Trước hết, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi vi phạm để làm gương, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là pháp luật hình sự.
Đặc biệt, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền về ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc của tình cảm gia đình; tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên, qua đó định hướng giới trẻ, xây dựng hình thành đúng nhân cách đúng đắn, ứng xử phù hợp với truyền thống đạo đức người Việt Nam.
Đồng thời, mỗi gia đình phải chú trọng giáo dục về đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho con em mình, tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên, kịp thời phát hiện và hóa giải các xung đột, không để dồn nén kéo dài. Định hướng cho giới trẻ xây dựng, hình thành nhân cách đúng đắn; ứng xử phù hợp đạo đức truyền thống của người Việt Nam; phản bác, lên án mạnh mẽ những người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống gia đình Việt và vi phạm pháp luật... Từ đó, các thành viên trong xã hội nâng cao nhận thức, ứng xử phù hợp hơn, phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về những câu chuyện đẹp, những tấm gương về lòng nhân ái, qua đó lan tỏa mang tới độc giả một góc nhìn mới, tốt đẹp hơn về cuộc sống. Điều đó góp phần nhân lên sự tốt đẹp trong lòng mỗi con người và giảm bớt đi những tiêu cực trong xã hội.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26