Tự hào về người thư ký ban thường trực Liên đoàn Lao động Văn Tiến Dũng
Đại tướng Văn Tiến Dũng - người chiến sĩ cộng sản kiên trung | |
Triển lãm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Văn Tiến Dũng | |
Dự kiến trụ sở quận Bắc Từ Liêm sẽ đặt tại đường Văn Tiến Dũng |
Đặc biệt trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Văn Tiến Dũng là một trong những người có công lớn trong Chiến dịch Tây Nguyên và các chiến dịch tiếp theo, là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cố Đại tướng Văn Tiến Dũng. |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông được Trung ương Đảng điều về công tác trong quân đội và trở thành Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tuy nhiên, trước khi trở thành vị tướng của nhân dân, thì suốt thời kỳ hoạt động bí mật, tham gia lãnh đạo cách mạng tiến tới giành chính quyền thắng lợi, đồng chí Văn Tiến Dũng từng có nhiều năm làm công nhân, gắn bó với phong trào công nhân và các tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Văn Tiến Dũng sinh ngày 2 - 5 -1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội - giàu truyền thống lịch sử và đấu tranh cách mạng. Cũng như bao thanh niên cùng trang lứa khác, đồng chí Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) đã sớm phải đi làm thuê cho các nhà tư sản, địa chủ và nuôi hoài bão tìm con đường tranh đấu.
Và trong quá trình giác ngộ đến với cách mạng, đồng chí Văn Tiến Dũng đã chọn công nhân để bắt đầu khởi nghiệp, một phần vừa để mưu sinh, nhưng quan trọng hơn là để thẩm thấu nhanh nhất, sâu sắc nhất về tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, về chủ nghĩa cộng sản và con đường đấu tranh để giành lại độc lập - tự do cho dân tộc.
Chính vì thế, từ năm 1935 đến năm 1938 đồng chí Văn Tiến Dũng đã xin vào làm công nhân tại các xưởng dệt ở Hà Nội. Đầu tiên đồng chí xin vào làm và học nghề tại xưởng dệt Thanh Văn (phố Hàng Đào), sau đó chuyển sang xưởng dệt Đức Xương Long. Sau khi có tay nghề vững vàng, đồng chí chuyển sang làm tại xưởng dệt Cự Chung ở phố Hàng Bông.
Dưới sự quản lý hà khắc của các “ông chủ, bà chủ” đối với người làm thuê, người thanh niên Văn Tiến Dũng đã nhận ra rằng: trước đây, mới chỉ ghét những “ông Tây” cai trị cùng bọn quan lại, tổng lý kỳ hào, nay còn bất bình với những loại “ông chủ, bà chủ” không kém tệ hại và độc ác này...
Đại tướng Văn Tiến Dũng điện báo tin chiến thắng Tây Nguyên tháng 3/1975. Ảnh tư liệu. |
Ngoài những lúc phải làm việc, đồng chí rất ham đọc sách, báo và sớm được tiếp cận với tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Từ đó, đồng chí Văn Tiến Dũng bắt đầu chính thức tham gia các phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động.
Đầu năm 1936, đồng chí tham gia phong trào đấu tranh công khai của công nhân Hà Nội; tiếp đó, tháng 12-1936, đồng chí tiến hành tổ chức cuộc bãi công đầu tiên của xưởng dệt Hà Nội (tại xưởng Cự Chung), đấu tranh đòi giới chủ tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện sinh hoạt cho công nhân.
Và cũng chính trong môi trường công nhân, đồng chí có điều kiện tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào quốc tế cộng sản về đấu tranh giai cấp để xóa chế độ người bóc lột người; tiến hành đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân áp bức. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đứng đầu, việc tham gia vào các tổ chức Công đoàn (Công hội đỏ) tại nhiều xưởng dệt ở Hà Nội chính là trường học đầu tiên về con đường hoạt động cách mạng của đồng chí Văn Tiến Dũng. |
Cuộc bãi công đã giành được thắng lợi, cuộc sống của công nhân xưởng dệt được cải thiện, nhưng đồng chí Văn Tiến Dũng chấp nhận mất việc mặc dù cuộc sống rất khó khăn. Đây chính là một hành động đầy tình nghĩa và trách nhiệm của một người lãnh đạo phong trào công nhân đối với anh chị em công nhân lao động.
Sau đó, đồng chí xin vào làm cho xưởng dệt Cự Hiền ở phố Thuốc Bắc và tiếp tục hoạt động trong phong trào công nhân của Hà Nội. Tháng 11-1937, đồng chí chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Chi bộ ngành dệt Hà Nội, tham gia Ban Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố; năm 1939, đồng chí được cử làm Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.
Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Công vận Thành ủy, Liên đoàn Lao động Hà Nội đã tổ chức đội ngũ công nhân lao động Hà Nội tiến hành nhiều cuộc đấu tranh sâu rộng đòi quyền dân sinh, dân chủ, tăng lương giảm giờ làm, cải thiện đời sống công nhân, thợ thuyền với một khí thế cách mạng chưa từng có.
Với tính chất rộng rãi, trình độ tổ chức cao, tính kỷ luật vô sản, tính tự giác cách mạng của phong trào công nhân, Liên đoàn Lao động Hà Nội đã lãnh đạo phong trào công nhân thành phố không ngừng phát triển được thể hiện tập trung, sinh động trong cuộc mít tinh lớn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 1- 5 -1938 với hơn 2 vạn công nhân lao động Hà Nội và đại biểu các tỉnh lân cận tham dự.
Tại cuộc mít tinh này, 12 lá cờ đỏ búa liềm được giương lên và mọi người đồng thanh hát vang Quốc tế ca. Cuộc mít tinh kết thúc với tiếng hô khẩu hiệu vang dội của hàng vạn công nhân lao động: “Cơm áo, hòa bình, tự do”, “Đả đảo chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc”, “Ủng hộ Liên bang Xôviết”, “Triệt để thi hành Luật lao động”, “Tự do nghiệp đoàn”, “Thực hiện các quyền tự do dân chủ”...
Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1- 5 -1938 ở Hà Nội là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất của công nhân và nhân dân lao động ở nước ta ngay giữa trung tâm sào huyệt của kẻ thù.
Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về ý thức giác ngộ, trình độ tổ chức của đội ngũ công nhân và nhân dân lao động, đồng thời khẳng định khả năng vận động, chỉ đạo quần chúng của Ban Công vận, Liên đoàn Lao động Hà Nội, trong đó có sự đóng góp to lớn của đồng chí Văn Tiến Dũng - một trong những ủy viên của Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội lúc bấy giờ.
Là một người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội, có lòng yêu nước nồng nàn, trong những ngày làm công nhân tại các xưởng dệt Hà Nội, đồng chí Văn Tiến Dũng càng thấu hiểu nỗi khổ, sự áp bức bất công đối với công nhân lao động, song chính môi trường này là cơ hội cho đồng chí có thêm động lực để thể hiện lòng yêu nước, thương nòi của mình.
Và cũng chính trong môi trường công nhân, đồng chí có điều kiện tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào quốc tế cộng sản về đấu tranh giai cấp để xóa chế độ người bóc lột người; tiến hành đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân áp bức.
Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đứng đầu, việc tham gia vào các tổ chức Công đoàn (Công hội đỏ) tại nhiều xưởng dệt ở Hà Nội chính là trường học đầu tiên về con đường hoạt động cách mạng của đồng chí Văn Tiến Dũng.
Điều cần nhấn mạnh, khi đồng chí Văn Tiến Dũng làm công nhân và hoạt động trong phong trào công nhân tại các xưởng dệt ở Hà Nội cũng là thời điểm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công hội đỏ (giai đoạn 1936-1939 đổi tên thành Nghiệp đoàn Ái hữu - tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay) phát triển rất mạnh.
Sự ra đời của Nghiệp đoàn Ái hữu đã tập trung được đông đảo công nhân lao động tham gia đấu tranh lên đến cao trào. Những năm 1936-1939 cũng là thời điểm kinh tế thế giới vừa bước ra khỏi cuộc đại suy thoái (1929-1933), nên chủ nghĩa thực dân càng ra sức vơ vét của cải và bóc lột sức lao động của công nhân tại các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Chính vì thế, chủ trương của Đảng và Nghiệp đoàn Ái hữu là phải giác ngộ công nhân đứng lên đòi lại quyền lợi của mình. Ở Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ đã trở thành “chiếc gai” trong mắt bọn thực dân Pháp, do đó vào tháng 7-1939, đồng chí Văn Tiến Dũng đã bị thực dân Pháp bắt giam.
Vì không có bằng chứng cụ thể về lãnh đạo công nhân bãi công, nên chúng buộc phải trả tự do cho đồng chí. Sau khi ra tù, đồng chí Văn Tiến Dũng tiếp tục hoạt động công khai giữa lòng địch, đến cuối tháng 9-1939 khi bị bắt lần thứ hai, đồng chí bị kết án 2 năm tù giam và bị đi đày ở nhà tù Sơn La.
Tuy thời gian hoạt động chính thức trong phong trào công nhân không nhiều, song trong thời kỳ 1936-1939, trực tiếp do Nghiệp đoàn Ái hữu phát động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là dưới sự tham gia lãnh đạo của đồng chí Văn Tiến Dũng, là thời kỳ mà phong trào đấu tranh công khai của công nhân Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng, phát triển chưa từng có.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Nghiệp đoàn Ái hữu đã tiến hành cuộc vận động sôi nổi trong phong trào công nhân, kết hợp đấu tranh công khai và bán công khai, mở rộng đấu tranh ở nghị trường buộc thực dân Pháp phải thi hành cải cách xã hội chưa từng có ở Việt Nam.
Đặc biệt, thời kỳ này, chủ nghĩa Mác - Lênin được công khai truyền bá trong công nhân lao động, trực tiếp giáo dục chính trị cho hàng triệu quần chúng, tạo nên cao trào cách mạng ở Việt Nam mà đồng chí Văn Tiến Dũng là người có công đóng góp rất lớn.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nói riêng rất tự hào là tổ chức từng được đồng chí Văn Tiến Dũng làm việc, sinh hoạt và lãnh đạo.
Trong suốt những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như sự quan tâm chỉ đạo, phối kết hợp của các cấp, các ngành, hệ thống Công đoàn Thủ đô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng là cơ sở chính trị của Đảng bộ thành phố, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của công nhân lao động và đoàn viên Công đoàn.
Hiện nay, Công đoàn Thủ đô có 560.936 đoàn viên đang làm việc và sinh hoạt tại 7.703 công đoàn cơ sở. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến năm 2017, các cấp Công đoàn thành phố đã thành lập mới 2.174 công đoàn cơ sở; kết nạp mới 256.650 đoàn viên, trong đó khu vực ngoài nhà nước thành lập mới 1.991 công đoàn cơ sở (chiếm 91,58% tổng số công đoàn cơ sở được thành lập), kết nạp mới 213.344 đoàn viên (chiếm 83,13% tổng số đoàn viên mới được kết nạp).
Cũng trong 5 năm 2012 - 2017, các cấp Công đoàn thành phố đã giới thiệu cho các cấp ủy Đảng 39.261 đoàn viên Công đoàn ưu tú, trong đó đã kết nạp được 28.191 đảng viên mới.
Riêng năm 2016, năm có chủ đề “Năm phát triển đoàn viên”, các cấp Công đoàn thành phố đã thành lập mới 499 Công đoàn cơ sở (đạt 124,75% so với kế hoạch), kết nạp mới 74.842 đoàn viên (đạt 106,92% so với kế hoạch) trong đó, khu vực ngoài nhà nước thành lập mới 472 Công đoàn cơ sở chiếm 92,19% tổng số Công đoàn cơ sở mới thành lập, kết nạp mới 64.543 đoàn viên, chiếm 84,8% tổng số đoàn viên mới kết nạp...
Những năm qua, bám sát các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28-1-2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27-2-2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội Về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn từ nay đến năm 2020, thực thi Bộ luật lao động; Luật công đoàn... hoạt động Công đoàn Thủ đô đã thu được nhiều kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, hoạt động của Công đoàn Thủ đô đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động và đoàn viên. Liên đoàn Lao động thành phố luôn xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động công đoàn. Nhờ xác định đúng và trúng nhiệm vụ nên trong mấy năm trở lại đây, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lãn công, ngừng việc tập thể ít nhất trong các thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ hai, luôn chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân đối với người lao động và đoàn viên Công đoàn để họ vừa tự hào vừa thấy trách nhiệm mà Đảng đã tin tưởng giao phó. Bên cạnh đó, luôn nâng cao kiến thức về luật pháp và trình độ chuyên môn, tay nghề, hăng say lao động, góp phần tăng năng suất lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Thứ ba, triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) một cách thiết thực bằng việc tham mưu cho thành phố, tập trung nguồn lực xây nhà ở cho công nhân, nhất là những người có thu nhập thấp, gắn với các thiết chế văn hóa, xã hội trong các khu công nghiệp - chế xuất.
Có thể khẳng định, Hà Nội là địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân và là một trong những địa phương thành lập được nhiều tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước nhất cả nước.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Văn Tiến Dũng, tổ chức Công đoàn Thủ đô luôn khắc ghi những công lao to lớn của đồng chí như là những người đặt viên gạch nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Thủ đô hiện nay.
Từ cuộc đời và tấm gương hoạt động sôi nổi, lòng thương yêu giai cấp sâu sắc của đồng chí Văn Tiến Dũng, nhất là từ những bài học lịch sử được đúc kết qua những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân, với vai trò Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội của đồng chí, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã vận dụng và rút ra một số bài học thiết thực góp phần thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
Một là, luôn hướng về cơ sở để lắng nghe tiếp thu những ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ một cách tốt nhất.
Hai là, không ngừng nâng cao ý thức chính trị, trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ để công nhân lao động nhận thức rằng họ là chủ thể, là người làm chủ nhà máy, xí nghiệp, là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Bên cạnh đó, là một lực lượng tạo ra đến 60% GDP của thành phố thì họ cũng phải được thụ hưởng những thành quả của mình làm ra. Chính vì thế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu, kiến nghị các cấp, các ngành tiến hành rà soát cơ chế, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống, việc làm, thu nhập, phúc lợi cho đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động.
Ba là, cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố thực hiện tốt chức năng phản biện và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị, tổ chức Công đoàn Thủ đô tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố góp phần xây dựng Thủ đô theo hướng văn minh, văn hiến, hiện đại.
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN
(Ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54