Từ 31/10, sữa tươi, tổ yến cần giám sát vệ sinh thú y khi sử dụng làm thực phẩm
Đà Nẵng: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm năm 2022 Lan tỏa những mô hình an toàn thực phẩm |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.
Về quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm, theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT, đối tượng kiểm tra, giám sát gồm: 1- Động vật đưa vào giết mổ; 2- Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh; 3- Mật ong tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh; 4- Các loại sản phẩm động vật khác khi có yêu cầu.
![]() |
Sữa tươi, tổ yến cần giám sát vệ sinh thú y khi sử dụng làm thực phẩm. (Ảnh minh họa) |
Tại Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sửa đổi, bổ sung đối tượng giám sát gồm:
1- Động vật đưa vào giết mổ;
2- Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;
3- Sữa tươi nguyên liệu, mật ong, tổ yến tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
4- Sản phẩm động vật nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm;
5- Các loại sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm khác khi có yêu cầu.
Thông tư nêu rõ, kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật xuất khẩu và nhập khẩu như sau: Hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả giám sát, phân tích mẫu và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo; ban hành văn bản thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu; ban hành văn bản thông báo tới Cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y khi mẫu giám sát không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam.
Kế hoạch, nội dung giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
Về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát, theo Thông tư, Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí.
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.
Trường hợp cơ sở trong kế hoạch giám sát đã được phê duyệt có mẫu giám sát không bảo đảm yêu cầu theo quy định hiện hành hoặc cơ sở tham gia giám sát tự nguyện hoặc giám sát theo yêu cầu của nước nhập khẩu, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát;
Việc kiểm tra, giám sát mật ong thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong.
Hoạt động giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được thực hiện như sau: Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm nhập khẩu: Thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch. Đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm xuất khẩu; vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Thực hiện đồng thời với hoạt động giám sát vệ sinh thú y cơ sở. |
Nên xem

Phát hiện kho hàng nhập lậu trị giá hơn 1,2 tỷ đồng “ẩn danh” từ các tài khoản TikTok

Phục hồi điểm giấy phép lái xe: Người dân cần biết những gì?

6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Cục CSGT công bố danh sách 30 trung tâm sát hạch lái xe

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử
Tin khác

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Tiêu dùng 09/07/2025 06:12

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025
Tiêu dùng 03/07/2025 17:12

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?
Tiêu dùng 30/06/2025 05:40

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số
Tiêu dùng 27/06/2025 14:40

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tiêu dùng 27/06/2025 13:34

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại
Tiêu dùng 26/06/2025 17:13

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt
Tiêu dùng 25/06/2025 22:32

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng
Tiêu dùng 17/06/2025 06:48

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025
Tiêu dùng 14/06/2025 21:57