Trường học cho con công nhân - nỗi niềm ai tỏ?
Sẽ trợ học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi Trao quà cho con công nhân lao động khó khăn nhân Tháng hành động vì trẻ em |
Mong con được học trường công lập
Tháng 6 vừa qua, gần 107.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Đây là kỳ thi được đánh giá có “sức nóng” hơn cả kỳ xét tuyển vào đại học, bởi chỉ có gần 75.000 học sinh có cơ hội trúng tuyển vào các trường công lập.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 tại Hà Nội. Ảnh: P.T |
Trước băn khoăn của một số phụ huynh cho rằng, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023 thấp hơn so với năm trước, phần nào gây khó cho học sinh, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở đã liên tục rà soát, theo dõi tình hình tuyển sinh và các điều kiện cơ sở vật chất ở các nhà trường để giao bổ sung chỉ tiêu cho các trường, bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của học sinh. Tổng số chỉ tiêu lớp 10 đã giao cho các trường công lập và lớp 10 của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là gần 84.300 học sinh, trong đó riêng lớp 10 trường công lập là 74.610 học sinh (cao hơn năm học trước 8.000 em).
Qua ghi nhận, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng lớn công nhân lao động ngoại tỉnh đang làm việc, trong đó nhiều công nhân lao động có con trong độ tuổi đi học, phải xa quê, đi thuê trọ và đăng ký tạm trú. Theo chính sách chung, con công nhân lao động ngoại tỉnh được tham gia học tập tại hệ thống các trường công lập trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, đến bậc THPT, một trong các điều kiện để học sinh cuối cấp Trung học cơ sở được thi vào hệ thống các trường công lập trên địa bàn là học sinh (hoặc cha/mẹ học sinh) có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nếu không sẽ chỉ được vào các trường ngoài công lập hoặc trường đã tự chủ thu chi. Do vậy, công nhân lao động ngoại tỉnh luôn có nguyện vọng, mong muốn con mình được thi vào các trường THPT công lập trên địa bàn.
“Việc trở lại địa phương nơi đăng ký thường trú để học tập, sống xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm, chăm sóc có thể khiến các con sao nhãng việc học tập, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Điều này là nỗi trăn trở lớn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được hưởng chính sách cho con công nhân lao động được thi vào các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố”, anh Nguyễn Văn Đỉnh (công nhân Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam) bày tỏ.
Cùng nỗi trăn trở, anh Đỗ Hoàng Long (công nhân Công Ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) chia sẻ, trên địa bàn Thành phố có rất đông công nhân lao động ngoại tỉnh, nhiều người có con đang tuổi đi học, phải ở trọ cùng bố mẹ và chỉ có giấy tờ đăng ký tạm trú. Các con được học tập tại các trường công lập nhưng khi lên THPT, điều kiện để được thi vào hệ thống trường công là phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Nếu để con học tại hệ thống các trường THPT dân lập thì mức học phí cao. Anh Long mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho con công nhân ngoại tỉnh được thi vào trường THPT công lập.
Tăng cường xây dựng trường, lớp
Những năm qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là xây dựng phòng học mới. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng học sinh tăng rất cao. Chủ trương của Thành phố là thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Thành phố có đủ các loại hình trường, đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập của học sinh và bảo đảm 100% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đều có chỗ học phù hợp với năng lực, nguyện vọng.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đều ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Trong hướng dẫn về tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên có quy định về điều kiện tuyển sinh, trong đó nêu rõ học sinh hoặc cha/mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Đối với học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ, THPT ngoài công lập có sử dụng kết quả thi để xét tuyển hoặc có thể tham gia xét tuyển vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết đào tạo văn hóa.
Để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, hàng trăm phòng học mới được bổ sung ở khối trường công lập. Chẳng hạn, Trường THPT Bất Bạt (huyện Ba Vì) xây mới 9 phòng học bộ môn; Trường THPT Ba Vì (huyện Ba Vì) xây mới, cải tạo 10 phòng học bộ môn; Trường THPT Yên Lãng (huyện Mê Linh) xây mới 18 phòng học, cải tạo các nhà hiện trạng… Các trường THPT Hoài Đức B (huyện Hoài Đức), THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức), THPT Thanh Oai A (huyện Thanh Oai), THPT Lê Lợi (quận Hà Đông), THPT Nguyễn Du (huyện Thanh Oai)… cải tạo sửa chữa toàn trường.
Cùng với đó, Thành phố cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường THPT mới đi vào hoạt động: Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Chương Mỹ) tuyển 15 lớp 10 với 675 chỉ tiêu (tăng 5 lớp và 227 chỉ tiêu so với năm học trước); Trường Tiểu học, Trung học cơ sở & THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân) tuyển 280 chỉ tiêu lớp 10 (tăng 10 chỉ tiêu so với năm học trước); Trường THPT Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) tuyển 13 lớp 10 với 520 chỉ tiêu (tăng 3 lớp và 133 chỉ tiêu so với năm học trước).
Năm học 2022-2023, ở khu vực tuyển sinh số 9 (Thạch Thất - Quốc Oai), ngoài 8 trường THPT công lập đang hoạt động sẽ có thêm trường công lập mới là THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất). Trong năm đầu tiên này, Trường THPT Minh Hà sẽ tuyển 10 lớp 10 với 450 chỉ tiêu. Anh Nguyễn Quốc Hưng (huyện Thạch Thất) cho biết: “Ngoài 8 trường THPT công lập sẵn có ở khu vực tuyển sinh số 9, năm học 2022-2023 có thêm Trường THPT Minh Hà mới thành lập. Đây là thông tin khiến chúng tôi yên tâm vì con em có thêm môi trường học tập khang trang, sĩ số học sinh/lớp giảm, chất lượng học tập chắc chắn được cải thiện”./.
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên các trường học trên cả nước triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Một trong những điểm mới cơ bản là ngoài các môn học bắt buộc, học sinh được lựa chọn một số môn học. Cùng với cả nước, ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện cần thiết, sẵn sàng triển khai chương trình mới với lớp 10, quyết tâm dạy học chất lượng ngay từ năm đầu tiên. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54